Kỷ niệm 100 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chúc mừng 100 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chúc mừng 100 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm đã tới dự.

Musée Khải Định được thành lập năm 1923 theo Thượng dụ ngày 17/8/1923 của Hoàng đế Khải Định và Nghị định số 1201 của Khâm sứ Trung Kỳ P. Pasquier ký ngày 24/8/1923 với nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống kinh tế, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam, dùng điện Long An làm trụ sở.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Musée Khải Định đã nhiều lần được đổi tên như: tháng 8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, Bảo tàng Khải Định trực thuộc sự quản lý điều hành của Ủy ban Hành chính Trung Bộ. Đầu năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm thành phố Huế, Bảo tàng Khải Định được đổi tên thành Tàng Cổ Viện và trực thuộc sự quản lý của Viện Văn hóa Trung Việt; từ năm 1958, đổi tên thành Viện Bảo tàng Huế; từ năm 1979 đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Huế; từ năm 1995 đổi tên thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và từ năm 2007 đến nay đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế, đảm bảo an ninh văn hóa

Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế, đảm bảo an ninh văn hóa

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Hoàng Việt Trung cho biết, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện trưng bày và bảo quản hơn 11.000 hiện vật, phần lớn có xuất xứ từ cung đình triều Nguyễn như: bộ sưu tập đồ sứ, đồ pháp lam, trang phục cung đình, ấn triện, nhạc khí dùng trong các cuộc lễ tế, tranh gương, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng và khảm cẩn, súng thần công thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Trong đó, có 8 hiện vật/bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngoài ra, bảo tàng đang lưu giữ một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc Chămpa được Hội Đô thành Hiếu cổ sưu tầm và đưa về cất giữ tại Tân Thơ Viện những thập niên đầu thế kỷ XX.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao những nỗ lực không mệt mỏi và những kết quả đạt được của các thế hệ lãnh đạo, viên chức của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong thời gian qua.

Để hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời gian tới đạt những thành tựu nổi bật hơn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, ông Nguyễn Văn Phương đề nghị Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị, cá nhân đủ năng lực, kinh nghiệm tư vấn phương án thiết kế bảo tàng theo hướng khoa học, hiện đại, kiến trúc phải có sự kế thừa truyền thống, hài hòa với tổng thể di tích cố đô Huế theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các tổ chức, cá nhân đã vinh dự nhận được bằng khen của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch về công tác xây dựng và phát triển đơn vị giai đoạn 2018 - 2023; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế, đảm bảo an ninh văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Nâng tầm giá trị của hoa sen trong cuộc sống hiện đại

Nâng tầm giá trị của hoa sen trong cuộc sống hiện đại

(PLVN) -Ngày 4/6 tại trụ sở UBND quận Tây Hồ Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phát huy giá trị của Sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay”. Sự kiện  do Báo Hà Nội mới phối hợp với UBND quận Tây Hồ, Sở NN-PTNN Hà Nội tổ chức. Buổi giao lưu quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nghệ nhân,... cùng đóng góp, chia sẻ với mong muốn nâng tầm cây sen trong cuộc sống hiện đại.

Đọc thêm

Nhà rường cổ Bao Vinh 'khắc khoải' đợi trùng tu

Những ngôi nhà rường cổ còn tồn tại xen lẫn bên những ngôi nhà cao tầng. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Phố cổ Bao Vinh (nay thuộc phường Hương Vinh, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) được ban hành Quyết định quy hoạch đã 20 năm và nhiều chương trình phục hồi nhà rường cổ nơi đây cũng được ban hành từ lâu. Thế nhưng đến nay, quyết định hầu như chưa thực hiện được và chủ nhân của những ngôi nhà rường cổ này vẫn đang mong ngóng từng ngày được hỗ trợ kinh phí để trùng tu, tôn tạo.

'Khơi nguồn' du lịch sông nước tại các đô thị

Nhiều con sông tại các tỉnh, thành phố đang chờ được phát triển du lịch để đón khách thập phương tới tham quan. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Việt Nam có hệ thống sông ngòi, biển đẹp phong phú ở cả vùng Bắc - Trung - Nam Bộ, tuy nhiên, có rất nhiều tỉnh, thành phố chưa được “khơi thông” phát triển du lịch, nâng cao đời sống - xã hội của người dân.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ xứ Hàn

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa có chuyến thăm chính thức tại Hàn Quốc. Khi tham dự Diễn đàn hợp tác văn hóa và xúc tiến du lịch Việt - Hàn, người đứng đầu Chính phủ nước ta nhận định: Thành công của công nghiệp văn hóa Hàn Quốc là hình mẫu cho Việt Nam.

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội
(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Giấc mơ mang tên mình

Hà Lan cần chơi sáng tạo hơn nữa mới vượt qua được Romania đêm nay. Ảnh Euro
(PLVN) -Hà Lan từng vô địch Châu Âu năm 1988, bây giờ thế hệ tiếp nối muốn màu da cam bay lên.

Những khoảnh khắc 'bất phân thắng bại' trong phần thi pháo hoa của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024

Những khoảnh khắc 'bất phân thắng bại' trong phần thi pháo hoa của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024
(PLVN) - Lần đầu tiên trong lịch sử Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF, hai đội đối đầu trong vòng loại cuối cùng cũng chính là 2 đội xuất sắc nhất lọt vào đêm chung kết. Cùng nhìn lại những màn trình diễn “bất phân thắng bại” của Trung Quốc và Phần Lan trong đêm thi thứ 4 của DIFF 2024.