Cần phối hợp để bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo sâm Ngọc Linh'

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT giới thiệu về củ sâm được đấu giá lên đến 250 triệu đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT giới thiệu về củ sâm được đấu giá lên đến 250 triệu đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cây sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao. Tất cả các bộ phận của cây này từ lá, hạt đến củ đều là sản phẩm được tìm mua với giá ít nhất hàng chục triệu đồng/kg. Đó là lý do mà hiện thị trường đang xuất hiện tình trạng giả mạo xuất xứ cây sâm Ngọc Linh…

Giá trị kinh tế của sâm Ngọc Linh

Sáng 12/4/2023, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã mở cửa phòng trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh - được coi là 'quốc bảo' của Việt Nam. Đây là sự kiện đặc biệt, lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội sau khi có những vụ việc giả mạo xuất xứ sâm Ngọc Linh được lực lượng QLTT phát hiện.

Có mặt tại phòng trưng bày, ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 1.710 ha sâm Ngọc Linh, trong đó, có 1.650 ha là của các doanh nghiệp (DN), số còn lại gần 70 ha là của gần 40 nhóm với trên 300 hộ dân cùng cán bộ, viên chức tham gia liên kết trồng sâm với DN. Mô hình liên kết giữa DN với người dân khá hiệu quả, bền vững, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 500-700 lao động địa phương.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (giữa) và ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT (bìa phải) tại phòng trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (giữa) và ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT (bìa phải) tại phòng trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh.

Trong bản quy hoạch được công bố, đến giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2025, tỉnh Kon Tum đã đưa vào quy hoạch gần 32.000 hecta vùng trồng sâm Ngọc Linh. Muốn trồng được sâm thì yếu tố sống còn là phải giữ được rừng, tạo ra vùng đệm an toàn làm môi trường sinh trưởng cho sâm phát triển: Rừng còn thì cây sâm sẽ còn. Do đó, tỉnh đã chú trọng, tạo điều kiện để các hộ dân cùng trồng sâm vừa giữ rừng, vừa có kinh tế.

Cũng theo ông Mạnh, trong 5 năm qua, hàng trăm hộ trên địa bàn huyện đã thoát nghèo nhờ cây sâm Ngọc Linh, cá biệt có hộ, chỉ riêng thu hoạch từ hạt sâm cũng đến hàng chục tỷ đồng. Đó là lý do mà trên địa bàn huyện, nhiều người dân đã tự đi vay tiền (với tổng số tiền khoảng hơn 30 tỷ) để trồng sâm. “Đây là sự chuyển biến rất lớn của đồng bào khi họ nhận thấy giá trị của cây sâm” - ông Mạnh đánh giá.

Cụ thể, chỉ sau 5 năm trồng cây sâm, riêng hạt có thể bán 100.000 đồng/hạt (có cây có đến 90 bông, mỗi bông cho ra hàng chục hạt); lá cây sâm tươi bán được giá khoảng 10-12 triệu đồng/kg; 1 kg lá khô có giá 80 triệu. Riêng củ sâm có giá trị cao nhất và tùy vào kích cỡ của từng củ. Ví dụ, loại nhỏ (tầm 35 củ/kg) giá khoảng 140-160 triệu/kg, loại 20 củ/kg giá hơn 200 triệu/kg, loại 1 củ 1 lạng có giá 350 triệu/kg.

Lá sâm tươi Ngọc Linh được bán đến 12 triệu đồng/kg

Lá sâm tươi Ngọc Linh được bán đến 12 triệu đồng/kg

Nhiều biện pháp bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh

Hiện nhiều DN đang khảo sát phát triển vùng dược liệu và phát triển sản phẩm để xuất khẩu. Theo ông Mạnh, đã có DN thực hiện trồng và sản xuất sản phẩm OCOP 5 sao để chuẩn bị xuất khẩu những sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh cũng đã được công nhận là sản phẩm quốc gia. Rất nhiều doanh nghiệp tại Kon Tum đã đầu tư mạnh vào ngành sâm, tạo ra bức tranh sôi động về lĩnh vực dược liệu.

Nhiều khách tham quan Phòng trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh

Nhiều khách tham quan Phòng trưng bày nhận diện sâm Ngọc Linh

Tuy vậy, thị trường sâm cũng đối diện không ít áp lực từ nạn sâm giả, tình trạng trà trộn các giống sâm ngoại lai từ nơi khác vào gắn mác thương hiệu sâm Ngọc Linh. Thời gian qua, trên thị trường, từ miền Nam, ra miền Bắc, vào đến miền Trung, thậm chí, ngay trên “thánh địa”, “thủ phủ” trồng sâm Ngọc Linh, các lực lượng chức vẫn thường xuyên kiểm tra, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến sâm Ngọc Linh.

Do đó, ông Kiều Hưng - Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Kon Tum cho rằng, việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh theo đúng vùng chỉ dẫn địa lý cần phải có nhiều giải pháp và trách nhiệm từ nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia. UBND huyện cần tăng cường quản lý nguồn gốc giống trồng mới; quản lý vùng trồng, đối tượng trồng theo hướng chặt chẽ hơn đến từng hộ dân, tiểu khu để tránh sự xâm nhập của cây sâm khác vào huyện;

Bên cạnh đó, cần phối hợp kiểm tra và cấp tem truy xuất nguồn gốc đối với sâm củ; đề nghị các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng vườn sâm phải có hồ sơ vườn sâm cá nhân để thuận tiện cho việc kiểm tra định kỳ để góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo tồn, phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum,

Riêng lực lượng QLTT, thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Kon Tum sẽ chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường lực lượng, kiểm tra, giám sát thị trường, chú trọng vào các mặt hàng trọng điểm, trong đó có sản phẩm sâm Ngọc Linh củ, cây tươi và các sản phẩm chiết xuất khác từ sâm Ngọc Linh.

“Lực lượng QLTT tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, buôn bán sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất xứ, sâm Ngọc Linh không đảm bảo chất lượng và xử lý hình sự”, Phó Cục trưởng Kiều Hưng nhấn mạnh.

Đọc thêm

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Bảo đảm cung ứng điện trong các dịp lễ, Tết năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trong các dịp lễ, Tết và sự kiện chính trị, văn hóa lớn năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan lập phương án vận hành, huy động tối ưu các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố, góp phần phục vụ các hoạt động trọng đại của đất nước.

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm các gia đình, nhà thầu và công ty xây dựng tập trung vào các dự án sửa chữa nhà cửa và công trình thương mại, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ nhu cầu, thị trường cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến động về giá, thiếu hụt nguồn cung và sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)
(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.

AI và 5G sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo “đột phá” trong các lĩnh vực y tế, cứu hộ cứu nạn…

Các chuyên gia ghi nhận tiềm năng to lớn của 5G trong việc trở thành trụ cột quan trọng cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
(PLVN) -  AI và 5G sẽ tạo được cuộc đột phá trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, y tế, cứu hộ, cải tiến sản xuất, công nghiệp truyền hình, sáng tạo nội dung… và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nếu các sản phẩm và giải pháp dựa trên AI được áp dụng rộng rãi thì nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được 200 tỷ USD vào 2030.

Bộ Công an diễn tập ứng phó sự cố tấn công mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.
(PLVN) -  Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Giá xăng trong nước ngày mai ra sao?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/12), giá xăng trong nước được dự báo tăng 1,8%, trong khi giá dầu có thể tăng 1,5-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Quản lý thị trường sẽ là lực lượng chủ công trong kiểm soát thị trường

Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh báo cáo tại buổi tổng kết
(PLVN) -  Xác định năm 2025 sẽ có xáo trộn trong lực lượng khi mô hình Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) kết thúc hoạt động nhưng Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, dù ở đơn vị nào, lực lượng QLTT cũng thể hiện bản lĩnh, phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ, trở thành lực lượng chủ công, nòng cốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.