Cân nhắc quy định khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu ở cấp chuyên sâu

Đại biểu Trần Khánh Thu phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Trần Khánh Thu phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc quy định đăng ký và khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu ở cấp chuyên sâu.

Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi hưởng, mức hưởng BHYT đối với một số đối tượng. Trong đó, khoản 3 Điều 22 sửa đổi quy định về “thông cấp KCB” theo hướng mở rộng thêm một bước, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHYT.

Theo đó, quỹ BHYT chi trả như khi đi KCB đúng quy định trong trường hợp người bệnh tự đến cơ sở KCB thuộc cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo; KCB tại các cơ sở thuộc cấp KCB ban đầu và một số cơ sở thuộc cấp KCB cơ bản trên toàn quốc và KCB tại cơ sở KCB chuyên sâu với lộ trình phù hợp.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) đề nghị hết sức thận trọng khi xem xét quy định người tham gia BHYT trong một số trường hợp mà Bộ Y tế quy định có thể đến KCB ngoài nơi đăng ký KCB ban đầu, bao gồm các bệnh viện chuyên sâu, trong đó có các bệnh viện tuyến Trung ương hiện nay mà không cần giấy chuyển viện trong bối cảnh bội chi quỹ KCB BHYT ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Theo Đại biểu, về bản chất, chính sách này là một hình thức thông tuyến đang áp dụng hiện tại nhưng mở rộng hơn đến tuyến Trung ương đối với KCB nội trú và ngoại trú theo một số bệnh theo quy định.

Nêu rõ y tế cơ sở là nền tảng của hệ thống y tế Việt Nam, Đại biểu cho rằng, quy định như trong dự thảo Luật thì theo xu hướng, người bệnh sẽ chọn lên bệnh viện tuyến trên, gây trầm trọng thêm tình trạng quá tải tại các bệnh viện hiện nay; người bệnh đi KCB ở tuyến trên sẽ phải tăng thời gian chờ đợi, tăng tự chi trả tiền túi do phát sinh chi phí ngoài chi phí KCB; các cơ sở KCB ở các tuyến không dự báo được nhu cầu KCB, từ đó có nguy cơ gây nên tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế và các điều kiện đảm bảo phục vụ người bệnh, tăng chi phí KCB từ Quỹ KCB BHYT, dẫn đến vượt dự toán chi tại các cơ sở y tế.

“Cơ chế thông tuyến cho phép người bệnh đến KCB ở cơ sở khác không cần giấy chuyển tuyến dù nghe có vẻ hỗ trợ cho người tham gia BHYT tiếp cận dịch vụ thuận lợi hơn; nhưng có thể sẽ bỏ qua cơ hội phát hiện sớm một số triệu chứng bệnh do người bệnh đã bỏ qua chăm sóc sức khỏe ban đầu để lên KCB tại tuyến cao hơn, kể cả trong trường hợp không cần thiết sẽ dẫn đến giảm hiệu suất; thậm chí phá vỡ phân cấp chuyên môn của hệ thống y tế”, Đại biểu nói.

Vẫn theo Đại biểu, các số liệu thống kê cho thấy, xu hướng người bệnh dịch chuyển sang tuyến huyện và tỉnh ngay từ năm đầu tiên thực hiện “thông tuyến”. Đại biểu cũng phân tích, nếu quy định như dự thảo luật, hệ thống y tế cơ sở sẽ dần bị suy yếu, thậm chí sẽ đứt gãy và các mục tiêu đề ra có nguy cơ không đạt được; gây lãng phí nguồn lực và công sức đã đầu tư cho y tế cơ sở trong suốt thời gian qua.

Đại biểu phân tích, nguyên nhân bức xúc của người bệnh đi KCB BHYT vì khó khăn trong quá trình xin giấy chuyển tuyến của nhóm đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo hoặc danh mục thuốc tại y tế cơ sở ít và nghèo nàn hơn so với tuyến trên trong khi điều trị cùng 1 bệnh.

Bản chất quy định chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong việc xử lý KCB cho người dân; giấy chuyển tuyến ngoài cung cấp các thông tin hành chính còn cung cấp tình trạng bệnh, lịch sử điều trị, giúp cơ sở tiếp nhận có thông tin kịp thời về người bệnh để tiếp nhận, chăm sóc, điều trị người bệnh được nhanh chóng, thuận tiện.

Vì vậy, Đại biểu đề nghị giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến KCB BHYT hiện nay, tăng mức hưởng điều trị nội trú ở các tuyến chuyên sâu, không mở rộng phạm vi điều chỉnh nội trú nhưng điều chỉnh bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành định nghĩa bệnh hiếm và danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm được sử dụng giấy chuyển tuyến 1 lần dùng trọn quá trình điều trị chứ không phải có thời hạn trong năm tài chính như hiện nay.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường củng cố năng lực cho hệ thống y tế cơ sở để có thể thực hiện điều trị cấp thuốc điều trị ngoại trú cho một số bệnh mạn tính đồng nhất trên các cấp chuyên môn các cơ sở y tế. Tăng cường các quy định giải quyết triệt để các bức xúc trong quá trình cấp giấy chuyển tuyến.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) cũng đề nghị cần xác định những trường hợp điều trị nội trú được phép thông tuyến tỉnh nhằm giới hạn những bệnh được phép thông tuyến, đảm bảo sự sàng lọc và điều trị hiệu quả từ cơ sở, hạn chế tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế tuyến trên. Từ đó, nâng cao chất lượng khám, điều trị chuyên sâu và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thuộc cấp KCB cơ bản, chuyên sâu.

Bên cạnh đó, đại biểu kiến nghị tiếp tục quan tâm, có chính sách chú trọng nâng cao năng lực của y tế tuyến cơ sở, đầu tư nguồn lực, bố trí việc làm với chế độ, chính sách tương xứng; cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu KCB cũng như điều chỉnh việc quy định cho phép thông tuyến khám bệnh BHYT như hiện nay. Đồng thời, tăng cường vai trò của y tế tuyến cơ sở để góp phần chia sẻ áp lực với các cơ sở y tế tuyến trên và tuyến chuyên môn kỹ thuật cao.

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) đề nghị cân nhắc bổ sung quy định đăng ký KCB ban đầu ở cấp chuyên sâu. Bởi, trên thực tế, các cơ sở KCB cấp chuyên sâu đa số là phải điều trị bệnh nhân nặng, bệnh hiểm nghèo; bệnh viện thường quá tải, áp lực lớn cho đội ngũ y bác sỹ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Nếu quy định phải thực hiện thêm nhiệm vụ KCB ban đầu cho người dân theo chế độ BHYT sẽ tiếp tục tạo gánh nặng cho các bệnh viện tuyến chuyên sâu trong khi nhiệm vụ này hoàn toàn có thể thực hiện tốt ở cấp ban đầu và cấp cơ bản”, Đại biểu nói.

Do đó, Đại biểu đề nghị chỉ nên quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu ở cấp KCB ban đầu và cơ bản. Ở cấp chuyên sâu, nên xem xét quy định KCB ban đầu cho một số nhóm đối tượng thuộc diện ưu tiên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ và những người trực tiếp làm nhiệm vụ KCB ở cấp chuyên sâu.

Về chuyển người bệnh giữa các cơ sở KCB BHYT, Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị cân nhắc thêm vấn đề người bệnh có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu.

Theo Đại biểu, người bệnh không phải chuyển tuyến là nguyện vọng của nhiều cử tri nhưng cần cân nhắc để quy định vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, vừa đảm bảo chặt chẽ công tác quản lý và KCB của các cơ sở y tế.

Đại biểu đề nghị vẫn quy định có thủ tục chuyển viện, nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho người bệnh khi phải chuyển tuyến.

Đọc thêm

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.