Cân nhắc quy định bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Qua thảo luận, các đại biểu vẫn còn ý kiến khác nhau đối với quy định bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) bày tỏ băn khoăn về quy định tại Điều 57 của dự thảo Luật, theo đó quy định chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án BĐS để người dân tự xây dựng nhà ở phải thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản (BĐS) theo quy định của Luật này.

Theo đại biểu, quy định như dự thảo Luật không chỉ xung đột trực tiếp với Điều 119 Bộ Luật Dân sự về hình thức của giao dịch dân sự mà còn tạo ra những rào cản khi phát sinh thêm thủ tục xác nhận qua sàn giao dịch, phát sinh thêm chi phí lớn cho giao dịch BĐS.

Có cùng quan điểm, đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn TP Hải Phòng) cũng cho rằng, việc quy định giao dịch thông qua sàn giao dịch BĐS cần phải được phân tích sâu sắc, toàn diện các ưu điểm, hạn chế, tác động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp và các đối tượng khác có liên quan, nhất là có liên quan đến các vấn đề đảm bảo công khai, minh bạch giá bán từ chủ đầu tư, giá qua sàn, tránh thông đồng, nâng giá, ảnh hưởng tới các quyền của người mua.

Đặc biệt, theo đại biểu, việc đưa ra quy định này cần được rà soát với các luật khác có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

Đại biểu Lưu Bá Mạc (đoàn Lạng Sơn) kiến nghị cân nhắc, bổ sung thêm một phương án mở hơn là theo hướng phân loại, phân khúc các các loại giao dịch BĐS. Trong đó, có loại giao dịch bắt buộc phải thực hiện thông qua sàn giao dịch BĐS, nhưng cũng có loại chỉ cần giao dịch trực tiếp mà không cần qua sàn giao dịch.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) đề nghị, để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng hợp pháp của người dân, tất cả các giao dịch BĐS có ít nhất một bên là cá nhân tham gia thì bắt buộc phải công chứng. Riêng các trường hợp giao dịch BĐS giữa các tổ chức với nhau thì có quyền lựa chọn giao dịch thông qua công chứng hoặc qua sàn giao dịch BĐS vì thực tế giao dịch qua sàn chưa đảm bảo tính pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan.

Phát biểu tranh luận tại phiên họp, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, BĐS là một hàng hóa quen thuộc với tất cả mọi người nhưng khi được đưa vào giao dịch trên thị trường thì lại là một hàng hóa rất đặc biệt.

Thị trường BĐS gồm có 3 bộ phận cấu thành là người mua, người bán và người môi giới. “3 yếu tố này không thể thiếu khi cần có một thị trường hoàn chỉnh và dù chúng ta không có quy định về qua môi giới thì người dân khi giao dịch BĐS vẫn cứ tìm đến một người trung gian, vấn đề là làm sao tìm được người chuyên nghiệp”, đại biểu nói.

Để thị trường BĐS không có tình trạng nhiễu loạn, không có những yếu tố lừa đảo như vừa qua, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cần quy định chặt chẽ về sàn giao dịch và môi giới BĐS.

Phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, quy định giao dịch BĐS qua sàn không làm tăng chi phí bất hợp lý cho chủ đầu tư hay làm tăng giá bán.

Theo Bộ trưởng Xây dựng, các giao dịch BĐS hình thành tương lai có nhiều đặc thù như tài sản chưa hình thành, pháp lý của dự án BĐS phức tạp, điều kiện đưa vào kinh doanh phải được kiểm soát theo thực tế triển khai của dự án.

Do vậy, giao dịch qua sàn để đảm bảo công khai, minh bạch, giúp ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch BĐS, nhằm minh bạch hóa hoạt động của tất cả các chủ thể tham gia thị trường, tránh rủi ro cho người dân.

Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ báo cáo Chính phủ để tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu các ý kiến góp ý về nội dung này, đảm bảo hoàn thiện quy định về sàn giao dịch BĐS cho phù hợp, chặt chẽ, rõ trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp; rà soát hoàn thiện về xác nhận giao dịch thông qua sàn giao dịch BĐS; trách nhiệm, nghĩa vụ của sàn giao dịch BĐS đồng thời cũng có quy định giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) nêu thực tế thị trường BĐS lên xuống, luôn rình rập yếu tố rủi ro. Theo đại biểu, nếu chính sách của nhà nước không điều tiết kịp thời, không có giải pháp hữu hiệu có thể ảnh hưởng gây khủng hoảng tài chính, cao hơn nữa là khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, chính sách của Nhà nước đối với thị trường BĐS rất quan trọng. Cho rằng hiện nay chúng ta chưa điều tiết được thị trường này, đại biểu mong muốn, việc sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS lần này cần xóa bỏ được tư duy “không buôn gì lãi bằng buôn đất”.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...