Cân nhắc kỹ quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán

Đại biểu Đỗ Đức Hiển.
Đại biểu Đỗ Đức Hiển.
(PLVN) - Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thẩm phán là một chức danh tư pháp, được đào tạo, rèn luyện những kiến thức về pháp luật, về xã hội, văn hóa, chính trị…, tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn và trải qua quá trình thi tuyển, tuyển chọn nghiêm ngặt để được bổ nhiệm làm Thẩm phán, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là xét xử. Do vậy, không nên quy định nhiệm kỳ đối với Thẩm phán.

Chiều 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đỗ Đức Hiển đã có cuộc trao đổi với phóng viên về dự án Luật này.

- Thưa đại biểu, một trong những vấn đề Tòa án nhân dân tối cao xin ý kiến là nội dung Tòa án thực hiện quyền tư pháp. Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?

Đại biểu Đỗ Đức Hiển: Trước hết, tôi bày tỏ sự tán thành với mục đích, quan điểm chỉ đạo và các chính sách lớn của dự án Luật. Các vấn đề được nêu trong dự thảo Luật đã cơ bản bám sát và thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó, đổi mới tổ chức, cán bộ tòa án được coi là trọng tâm.

Đặc biệt, tôi xin nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật lần này là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 phải "Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân" đã được xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.

Với cách tiếp cận đó và trên cơ sở tán thành cơ bản các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được nêu tại Điều 5 của dự thảo Luật, tôi tán thành về việc cần quy định cụ thể những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền tư pháp thuộc trách nhiệm của Tòa án trong dự thảo Luật, nhằm cụ thể hóa quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp” đã được Hiến pháp ghi nhận.

Tuy nhiên, cách thiết kế và quy định nhiệm vụ cụ thể tại Điều 3 của dự thảo Luật cần được rà soát, chỉnh lý thêm để bảo đảm không trùng lẫn, xung đột với thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan khác đã được Hiến pháp và các luật quy định như ý kiến đa số thành viên của Ủy ban Tư pháp.

Mặt khác, phải khẳng định được vị trí trung tâm của Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp - đối với toàn bộ hoạt động và kết quả hoạt động tố tụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động tư pháp, thông qua chức năng quan trọng, riêng có của Tòa án là xét xử, đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự.

- Liên quan đến nội dung điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án, ý kiến của đại biểu ra sao?

Đại biểu Đỗ Đức Hiển: Tôi cơ bản tán thành với việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ như quy định tại Điều 15 của dự thảo Luật và việc không quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sự độc lập, khách quan của Tòa án khi xét xử và trùng lấn sang chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra,cơ quan truy tố.

Quy định theo hướng này cũng phù hợp với trách nhiệm của Tòa án là xem xét, đánh giá chứng cứ, tài liệu do các bên đưa ra thông qua quá trình tranh tụng bình đẳng, dân chủ đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận (khoản 5 Điều 103).

Tuy nhiên, việc bỏ quy định Tòa án thu thập chứng cứ nhưng lại không có quy định Tòa án yêu cầu/hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là Viện Kiểm sát (VKS) thực hiện việc này trong vụ án hình sự là chưa phù hợp.

Có thể thấy rằng, nếu đặt vấn đề này trong mối quan hệ với các quy định tại điểm i khoản 2 Điều 23 về quy định Tòa án trả lại hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung và điểm b khoản 2 Điều 24 về yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ mới trong vụ án hình sự thì việc thiếu quy định này sẽ dẫn tới việc không đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong hoạt động tố tụng.

Bởi theo lẽ thông thường, tại phiên tòa, khi có đầy đủ hồ sơ theo luật định, căn cứ vào kết quả tranh tụng, Tòa án với tư cách là cơ quan bảo vệ công lý sẽ tuyên bị cáo có tội hoặc không có tội.

Trong trường hợp không đầy đủ chứng cứ buộc tội thì Tòa án tuyên bị cáo vô tội (nếu sau này có thêm chứng cứ thì VKS sẽ tiến hành truy tố và Tòa án sẽ xét xử lại theo quy trình tố tụng).

Do đó, để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, chỉnh lý các quy định nêu trên theo hướng, trong vụ án hình sự, việc bổ sung chứng cứ, tài liệu cần phải được quy định cả đối với cả bên gỡ tội (Luật sư/người bào chữa) hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng, chứ không chỉ với bên buộc tội (Viện kiểm sát) như trong dự thảo Luật.

Quy định như vậy cũng sẽ bảo đảm tốt hơn quy định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận (khoản 1 Điều 31) và cũng phù hợp, thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 15 của dự thảo Luật.

- Nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán là nguyên tắc nền tảng của mọi nền tư pháp dân chủ, đã được các bản Hiến pháp nước ta quy định. Đại biểu có góp ý gì về các quy định nhằm bảo đảm nguyên tắc "Độc lập theo thẩm quyền xét xử” và nguyên tắc "Thẩm phán, hội thẩm độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật”?

Đại biểu Đỗ Đức Hiển: Theo tôi, để thực thi nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, cần bảo đảm hai yếu tố là độc lập về mặt tổ chức giữa các tòa án và độc lập của các Thẩm phán.

Trong đó, để các Tòa án được tổ chức và hoạt động độc lập theo thẩm quyền xét xử phải bảo đảm cho các Tòa án được độc lập với nhau về mặt tổ chức; mỗi Tòa án nhân dân đều nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xét xử theo thẩm quyền được luật giao, không có cấp trên, cấp dưới.

Để bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán thì những vấn đề liên quan trực tiếp đến toàn bộ “Vòng đời chuyên môn” của đội ngũ này, từ việc chỉ đạo/tổ chức các kỳ thi tuyển nguồn Thẩm phán, tuyển chọn, thi tuyển, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán đến quá trình giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, đề nghị điều động, luân chuyển, biệt phái cũng như khen thưởng, vinh danh, kỷ luật Thẩm phán rất cần một thiết chế bảo đảm tránh được sự phụ thuộc, khép kín trong thực hiện.

Xét cả ở hai cấp độ này, tôi nhận thấy dự thảo Luật đưa ra một số quy định về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử và việc bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia. Đây có thể được coi là những đổi mới bước đầu, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 như đã nêu trên; cá nhân tôi ủng hộ các quy định này.

Về lâu dài, tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo cơ sở chính trị cho việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự độc lập của Tòa án, đặc biệt là sự độc lập của Thẩm phán theo hướng thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia thay cho Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia như loại ý kiến thứ hai được nêu trong Tờ trình của TANDTC.

Theo đó, Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến “vòng đời chuyên môn của các Thẩm phán” như đã nêu trên và cả những vấn đề về biên chế, ngân sách hoạt động, kinh phí xây dựng, sửa chữa các tòa án. Với mô hình này, tôi cho rằng sẽ góp phần loại trừ những tác động tới sự độc lập của Tòa án, đặc biệt là sự độc lập của Thẩm phán.

Cũng liên quan đến tính độc lập của Thẩm phán, tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc kỹ quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán tại Điều 100 của dự thảo Luật. Theo tôi, nhiệm kỳ chỉ nên áp dụng đối với các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý mà không nên áp dụng đối với những người làm nghề. Mà thẩm phán là một chức danh tư pháp, được đào tạo, rèn luyện những kiến thức về pháp luật, về xã hội, văn hóa, chính trị…, tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn và trải qua quá trình thi tuyển, tuyển chọn nghiêm ngặt để được bổ nhiệm làm Thẩm phán, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là xét xử.

Do vậy, dự thảo Luật không nên quy định nhiệm kỳ đối với Thẩm phán. Một khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán thì Thẩm phán đó sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi nghỉ hưu.

Đây cũng là một trong những bảo đảm quan trọng cho sự độc lập của Thẩm phán của nhiều nước trên thế giới. Đối với những trường hợp chuyển công tác, thôi việc hoặc Thẩm phán không đảm bảo về trình độ, phẩm chất, đạo đức để tiếp tục làm nghề thì đã có cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quy định tại Điều 107, 108 của dự thảo Luật.

- Xin cảm ơn đại biểu!

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.