Cần làm rõ nguồn lực, đề xuất cơ chế đặc thù để bảo đảm tính khả thi cho Quy hoạch Thủ đô

Định hướng phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội là phát triển mạng lưới đa trung tâm theo mô hình đa cực. (Ảnh: Hải Linh).
Định hướng phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội là phát triển mạng lưới đa trung tâm theo mô hình đa cực. (Ảnh: Hải Linh).
(PLVN) - Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065 (Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô) mới đây, một số ý kiến đề nghị làm rõ nguồn lực để thực hiện mục tiêu quy hoạch, đề xuất cơ chế đặc thù phát triển để bảo đảm tính khả thi.

Phấn đấu xây dựng TP “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Theo Tờ trình Chính phủ, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, là công cụ pháp lý quan trọng cho công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển Thủ đô. Quy hoạch Thủ đô xác định, đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là TP “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; là trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; là trung tâm kinh tế tài chính lớn, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ.

Quy hoạch Thủ đô cũng đưa ra 5 quan điểm phát triển, 3 định hướng phát triển không gian và 3 kịch bản phát triển với các mục tiêu như, đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5 - 9,5%; GRDP bình quân/người (giá hiện hành) đạt khoảng 13.500 - 14.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%...

Về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, theo Tờ trình, định hướng phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội là phát triển mạng lưới đa trung tâm theo mô hình đa cực, gồm 5 vùng được phân cách bằng hành lang xanh, nêm xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm. Đồng thời, hình thành các trung tâm chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế để tạo động lực cho các khu vực phát triển đô thị mở rộng. TP Hà Nội đề xuất các chương trình, dự án đột phá, trọng tâm như phát triển liên kết vùng, phát triển đô thị theo mô hình TOD, phát triển vị trí 2 bên sông Hồng như biểu tượng phát triển Thủ đô, áp dụng mô hình “TP trong Thủ đô”, phát triển Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội tại phía Nam...

Bảo đảm sự phù hợp với các quy hoạch quốc gia

Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu đánh giá Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các đại biểu cũng tán thành với 5 quan điểm phát triển, 3 định hướng phát triển không gian, 3 kịch bản phát triển được Quy hoạch Thủ đô xác định.

Tuy nhiên, xét theo thực trạng, tồn tại, hạn chế mà Hà Nội đang gặp phải, các đại biểu cũng đặt vấn đề về tính khả thi trong thực hiện các đồ án quy hoạch, trong đó có các vấn đề ùn tắc giao thông, ngập úng cục bộ, vấn đề ô nhiễm môi trường, hạ tầng, kỹ thuật thiếu đồng bộ. Một số ý kiến đề nghị rà soát lại các định hướng không gian, mục tiêu phát triển tại Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội để bảo đảm sự phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt. Một số ý kiến đề nghị làm rõ nguồn lực để thực hiện mục tiêu quy hoạch và đề xuất cơ chế đặc thù phát triển để bảo đảm tính khả thi.

Theo dự kiến, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra. Việc Quốc hội cho ý kiến về 2 quy hoạch này sẽ bảo đảm triển khai thực hiện luật mang tính cấp bách và quan trọng là Luật Thủ đô (sửa đổi), cũng dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp.

Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội), chúng ta đặt ra mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là nước thu nhập cao, ngang tầm với các nước phát triển. Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2050, Hà Nội là Thủ đô đứng hàng đầu các nước trong khu vực, ngang tầm với thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới. “Lộ trình đó đạt được hay không phụ thuộc vào khai thác quy chế, cơ chế đã được đưa ra đặc thù vượt trội cho Thủ đô; đòi hỏi sự quyết tâm cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong chuyển đổi mà còn sự tập trung nguồn lực rất lớn của xã hội để tạo ra bộ mặt cho đất nước thực sự đột phá, xứng tầm với nước phát triển”, Đại biểu nói.

Đọc thêm

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.