Cần làm rõ lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ trong lực lượng Công an

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành thảo luận.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành thảo luận.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu Luật Công an nhân dân quy định các trường hợp thực hiện tăng hạn tuổi 2 năm ngay thì sẽ không bảo đảm tính đồng bộ với lộ trình tăng tuổi đối với các trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn theo Bộ luật Lao động và Nghị định số 135/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 2/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Cần làm rõ sự khác nhau trong lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất

Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành việc sửa đổi một số quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018 nhằm thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một số ý kiến nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Công an nhân dân, thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an nhân dân. Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Lao động về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động; khắc phục một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.

Nhiều đại biểu tán thành với việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 9 khoản, thuộc 5/46 điều của Luật Công an nhân dân năm 2018, tập trung vào các chính sách, như hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an; cấp bậc hàm cao nhất đối với một số chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân…

Góp ý cụ thể về nội dung sửa đổi bổ sung tại Điều 30 về hạn tuổi phục vụ của công an, công nhân, hạ sĩ quan, sĩ quan công an nhân dân, ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) đề nghị cần có giải trình thuyết phục hơn về việc phân biệt các mức hạn tăng tuổi phục vụ khác nhau áp dụng đối với nữ công nhân công an, nữ hạ sĩ quan và sĩ quan công an nhân dân, hiện đang có 3 mức là 2 năm, 3 năm và 5 năm.

Nếu xác định lao động của nữ sĩ quan, hạ sĩ quan là thường xuyên, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, môi trường nặng nhọc, độc hại như được nêu tại trang 9 của báo cáo đánh giá tác động của Bộ Công an thì hạn tuổi phục vụ của nhóm đối tượng này nên được quy định thống nhất là 55 tuổi để bảo đảm tương đồng với quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đối với những vị trí có yêu cầu cần kéo dài tuổi công tác hơn nữa thì áp dụng quy định về kéo dài tuổi khi đơn vị có nhu cầu và sĩ quan có nguyện vọng phục vụ.

Về lộ trình tăng tuổi phục vụ, Đại biểu đề nghị cần quy định chung theo lộ trình tương ứng của Bộ luật Lao động như ý kiến của đại biểu đã phát biểu trước, để bảo đảm tính tương đồng, đúng như mục tiêu yêu, cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Luật này. Bởi Bộ luật Lao động và đặc biệt là Nghị định số 135/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu đã xác định lộ trình tăng tuổi đối với các trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn. Theo đó, đối với những trường hợp tăng tuổi nghỉ hưu lên 2 tuổi so với trước đây thì lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nam đến năm 2028 mới kết thúc và của lao động nữ cũng phải đến năm 2026 mới kết thúc. Do đó, nếu Luật Công an nhân dân quy định các trường hợp này thực hiện tăng hạn tuổi 2 năm ngay thì sẽ không bảo đảm tính đồng bộ.

Theo ĐBQH Quàng Thị Nguyệt (Đoàn Điện Biên), cần làm rõ vì sao lại có sự khác nhau trong lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất giữa các cấp bậc, cũng như giữa nam và nữ. Quy định như dự thảo Luật có bảo đảm tính công bằng và bình đẳng đối với đối tượng là nữ không?. Đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất là mỗi năm tăng 3 tháng tháng đối với nam, 4 tháng đối với nữ và xác định thời điểm tăng hạn tuổi từ ngày 1/1/2021 theo quy định của Bộ luật Lao động. Còn đối tượng cụ thể và lộ trình tăng tuổi cụ thể sẽ do Chính phủ quy định.

Cùng quan điểm này, đối với việc nâng hạng tuổi phục vụ cao nhất đối với nữ Thượng tá lên 3 tuổi, nữ Đại tá lên 5 tuổi, ĐBQH Đoàn Thị Lê An (Đoàn Cao Bằng) đề nghị Chính phủ có báo cáo làm rõ thêm về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội sau khi tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an và tác động về sức khỏe khi hoạt động trong môi trường lao động đặc thù là môi trường của lực lượng vũ trang.

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm

Thể hiện sự động viên, biểu dương, chăm sóc rất kịp thời với lực lượng Công an nhân dân

Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung; đồng thời, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân đã được xây dựng. Hồ sơ dự án Luật được xây dựng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành, công an các đơn vị, địa phương, đã được Chính phủ thống nhất thông qua.

Qua thảo luận tại tổ và hội trường, Bộ trưởng nhận thấy, các ĐBQH đã phát biểu một số vấn đề cơ bản nhất trí về sự cần thiết phải ban hành Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Trong đó, các ý kiến góp ý về quy định Chủ tịch nước quyết định thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với trường hợp không đủ 3 năm công tác; ý kiến đề nghị bổ sung các quy định cụ thể mang tính nguyên tắc, tiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc được thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước niên hạn ngay trong Luật hoặc giao cho Chính phủ quy định.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật, Bộ trưởng Tô Lâm trân trọng cảm ơn các ý kiến góp phần hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây không chỉ là sự chỉ đạo, sự quan tâm mà còn là sự động viên, biểu dương và chăm sóc rất kịp thời của Quốc hội cũng như các vị đại biểu Quốc hội đối với lực lượng Công an nhân dân. Các ý kiến sẽ được cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan chức năng Quốc hội tổng hợp, tiếp thu, giải trình để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đọc thêm

Xây dựng Thủ đô xứng tầm trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Sáng nay, 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư, kinh doanh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024): Phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng

Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Quân đội nhân dân Việt Nam từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. (Ảnh Tư liệu: TTXVN)
(PLVN) - 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), TP Hà Nội luôn phát huy truyền thống lịch sử, vươn lên mạnh mẽ, phát huy vai trò trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh

Ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra - tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) -  Ngày 9/10, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị do ông Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng đoàn kiểm tra, làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thủ tướng kêu gọi ASEAN phát triển với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới

Thủ tướng kêu gọi ASEAN phát triển với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45, nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy đoàn kết, lấy tự cường làm nền tảng; bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới.

Phấn đấu tốc độ tăng GDP năm 2024 đạt khoảng 7%

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

(PLVN) - Chính phủ cho biết sẽ chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt khoảng 7%, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Quyết tâm đổi mới tư duy trong xây dựng luật

Chiều 22/8/2024, gặp mặt Đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Hiệp hội thực hiện tốt chức năng của tổ chức xã hội nghề nghiệp, là cầu nối hiệu quả, đại diện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp.
(PLVN) - Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Philippines
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.