Cần ghi nhận Thủ đô Hà Nội là 'đô thị loại đặc biệt'

Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Ngày 28/2, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức cuộc họp cho ý kiến về các nội dung lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì cuộc họp. Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Thường trực Ủy ban Pháp luật, lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội (QH) TP Hà Nội…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, thời gian qua, ngay sau Kỳ họp thứ 6, các cơ quan đã hết sức tích cực để phối hợp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH; tổ chức các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). TP Hà Nội cũng rất chủ động trong việc đề xuất những nội dung tiếp thu, chỉnh lý. Về phía Ủy ban Pháp luật đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan để rà soát, đối chiếu với TP Hà Nội những nội dung này và tiến hành xây dựng báo cáo về một số vấn đề lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. So với dự thảo Luật trình QH tại Kỳ họp thứ 6, hầu hết các điều, khoản đều đã được chỉnh lý và bổ sung nhiều nội dung mới.

Theo báo cáo tại cuộc họp, Kỳ họp thứ 6, QH khóa XV vừa qua đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngay sau Kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo và UBND TP Hà Nội nghiên cứu ý kiến của các đại biểu QH, ý kiến của cơ quan thẩm tra, đề xuất phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô để báo cáo Ủy ban Thường vụ QH. Đồng thời, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng cử đại diện tham gia phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội trong việc nghiên cứu, đề xuất phương án và tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về một số nội dung của dự thảo Luật để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn, phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định cũng đã chủ trì cuộc họp nghe các cơ quan báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các đại biểu QH tại Kỳ họp thứ 6. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch QH, nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, Đoàn đại biểu QH, HĐND và UBND TP Hà Nội, các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến của các đại biểu QH, tổ chức các cuộc làm việc để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã rà soát, chỉnh lý và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau chỉnh lý gồm 8 chương, 57 điều (tăng 1 chương, giảm 2 điều so với dự thảo Luật trình QH).

Trong đó, đáng chú ý, về vị trí, vai trò của Thủ đô, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu QH, nhóm nghiên cứu và đại diện các cơ quan đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý quy định về vị trí, vai trò của Thủ đô theo hướng bổ sung quy định Thủ đô Hà Nội “là TP trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt” vào Điều 2 dự thảo Luật. Quy định này có sự tham khảo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương về phân loại đơn vị hành chính.

Theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15) thì việc công nhận đô thị loại đặc biệt phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện nhất định và thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc dự thảo Luật quy định Thủ đô “là đô thị loại đặc biệt” là để ghi nhận thực tế hiện nay và để bảo đảm thực hiện ổn định các cơ chế, chính sách đang được áp dụng cho Hà Nội, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn. Đồng thời, Chính phủ và chính quyền TP Hà Nội cần tích cực rà soát, đánh giá, tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển, bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nâng cao chất lượng đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Các đại biểu cũng đã thảo luận về một số nội dung lớn, quan trọng hoặc còn có ý kiến khác nhau trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như về áp dụng Luật Thủ đô; về mô hình tổ chức chính quyền, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; về phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND; về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô và các biện pháp bảo đảm quy hoạch; về quản lý, sử dụng đất đai và phát triển nhà ở; về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); về liên kết, phát triển vùng Thủ đô…; đồng thời thống nhất một số nội dung sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ QH và Đảng đoàn QH.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. (Ảnh: Phạm Thắng)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. (Ảnh: Phạm Thắng)

Tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nêu ý kiến với một số nội dung về vị trí, vai trò của Thủ đô; về thu nhập tăng thêm; về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, về phát triển nhà ở liên quan đến xây dựng lại nhà chung cư khi Hà Nội có số lượng nhà chung cư cũ nhiều nhất cả nước nhưng chưa có cơ chế để cải tạo, xây dựng lại… trên tinh thần cần quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô.

Trong đó, về quản lý không gian ngầm - một nội dung khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực và được điều chỉnh ở nhiều luật khác nhau, cần có quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm, phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm. Về cơ chế tài chính, dự thảo Luật đã kế thừa, tiếp thu phát triển Nghị định số 63/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.