Cần cơ chế đặc thù để khôi phục rừng Tây Nguyên

(PLO) - Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn khi trao đổi với Báo PLVN về công tác bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng trước tình trạng rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm hết sức nghiêm trọng. 

“Điểm nóng” Tây Nguyên

Rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, chất lượng, thậm chí nhiều khu vực đã không còn rừng, theo Thứ trưởng đâu là nguyên nhân? 

- Đúng là rừng ở Tây Nguyên đã bị suy giảm rất nghiêm trọng cả về diện tích lẫn chất lượng. 5 năm qua, diện tích rừng của khu vực này đã giảm tới 6,1%, đưa độ che phủ của rừng từ 51,8 % xuống chỉ còn hơn 45%.  Đặc biệt, chất lượng rừng nhất là trữ lượng gỗ đã giảm tới 17,4 %. Tình hình phá rừng ở nhiều nơi phải nói là rất nghiêm trọng. 

Trước yêu cầu phát triển bền vững của chính Tây Nguyên, nhiều năm qua Nhà nước cũng như Bộ NN&PTNT đã có nhiều giải pháp, có nhiều chỉ đạo nhưng kết quả bảo vệ rừng ở đây là chưa tốt.  

Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng mất rừng ở Tây Nguyên. Thứ nhất, do việc chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng như: thủy điện, thủy lợi, giao thông kể cả các công trình tái định canh, định cư và chuyển cho các dự án phát triển kinh tế -xã hội của khu vực.  Nguyên nhân này chiếm khoảng hơn 31% diện tích bị mất trong 5 năm qua. 

Nguyên nhân lớn thứ hai được chỉ ra là do hành vi phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất trước sự cạnh tranh của các cây nông sản hàng hóa khác. Và thậm chí là phá rừng để lấy đất sang nhượng trái pháp luật. Nhóm nguyên nhân này chiếm khoảng 29%.

Gần đây, trong quá trình tác nghiệp để viết loạt bài “Nhức nhối nạn khai thác rừng, trái phép tại huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum”, phóng viên Báo PLVN đã thu thập nhiều bằng chứng cho thấy nạn khai thác gỗ trái phép đang diễn ra một cách rầm rộ, công khai tại Tây Nguyên. Thứ trưởng có đánh giá gì về phản ánh của báo chí?  

- Tôi cũng đã đọc khá nhiều bài trên cả báo giấy và báo hình phản ánh về tính trạng phá rừng ở một số nơi của Tây Nguyên hiện nay. Tôi đã trực tiếp đọc liên tục 2 số báo của Báo PLVN. Trước hết, tôi rất hoan nghênh, đánh giá cao phản ánh của Báo, tác nghiệp của các phóng viên này. Tôi cho rằng đây là những việc làm rất dũng cảm. Việc phá rừng là có tổ chức và các đối tượng phá rừng rất manh động, chúng sẵn sàng đe dọa tính mạng đối với người thi hành công vụ, kể cả với phóng viên báo chí. 

Sau khi báo chí phản ánh, tôi đã làm việc với cả lãnh đạo ngành nông nghiệp của 5 tỉnh Tây Nguyên. Tôi nói rất rõ về những thực trạng mà các cơ quan thông tấn báo chí đã nêu. Tôi nói đây là những biểu hiện có thật ở Tây Nguyên hiện nay. Tôi đề nghị các địa phương cần phải tổ chức điều tra làm rõ những cá nhân có hành vi vi phạm để trừng trị, xử lý nghiêm khắc. Ở một số tỉnh, lãnh đạo tỉnh cho tôi biết là họ đã giao cho cơ quan Công an điều tra để làm rõ hành vi phá rừng mà Báo nêu. 

Nhưng cùng với xử lý nghiêm chúng ta cũng phải vận động bà con giữ rừng. Tôi có đến một số nơi ở Tây Nguyên, tôi hiểu rằng đa số bà con không bằng lòng với hành vi phá rừng. Và bà con chính là những người giúp đỡ, bảo vệ phóng viên để tìm hiểu được sự thật về vấn nạn phá rừng hiện nay. 

Thưa Thứ trưởng, được biết, ngành Lâm nghiệp có đặt mục tiêu trong năm 2016 sẽ giảm 20% số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2015, vậy các vụ phá rừng đang diễn ra ở Tây Nguyên có tính chất cá biệt hay không? Và liệu mục tiêu đề ra như vậy có đạt được trên bình diện cả nước?

- 5 năm qua, độ che phủ, sản lượng gỗ, xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản đều tăng. Trong khi nhập khẩu nguyên liệu gỗ thì lại giảm xuống. Diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ trong nước tăng lên đã đóng góp nhiều cho xuất khẩu. Nhưng cá biệt, khu vực Tây Nguyên lại giảm cả về diện tích lẫn chất lượng. Tây Nguyên không giữ được rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng chung của ngành. 

Tôi muốn nói, 5 năm qua, số vụ vi phạm về rừng giảm 15-17%/năm. Đặc biệt, diện tích rừng bị thiệt hại, giảm sâu hơn trên 20%/năm. Năm nay, với quyết tâm tập trung vào khu vực Tây Nguyên, bằng các biện pháp mạnh tay chúng tôi hy vọng sẽ làm giảm sâu hơn con số này. Và trọng tâm của ngành Lâm nghiệp trong 5 năm tới cũng đã xác định tập trung ổn định được tình hình ở Tây Nguyên. 

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hà Công Tuấn.
Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hà Công Tuấn.

Cơ chế nào để giữ rừng?

Như ông nói, tình hình vi phạm về rừng tuy có giảm nhưng còn nghiêm trọng, vậy giải pháp của Bộ NN&PTNT đưa ra là gì?  

- Chúng tôi sẽ tập trung vào giải quyết 2 nhóm nguyên nhân chính được xác định đã làm mất rừng ở Tây Nguyên. Bộ NN&PTNT đã trình với Thủ tướng một số giải pháp trước mắt.

 Thứ nhất, dừng toàn bộ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên và dừng toàn bộ việc chuyển mục đích rừng tự nhiên để sang làm các công trình khác (trừ các công trình quốc phòng an ninh) với mục đích là giữ được rừng tự nhiên còn lại hiện nay. 

Thứ hai, đề nghị Nhà nước có các dự án để khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên. Trong đó bao gồm chính sách cho người bảo vệ rừng và chính sách phát triển trồng rừng mới. Phải làm sao từ nay đến năm 2020 chúng ta quyết tâm khôi phục được độ che phủ khoảng 50% ở khu vực Tây Nguyên, tức xấp xỉ ngưỡng che phủ rừng của khu vực này cách đây 5 năm.    

Thủ tướng Chính phủ sắp có buổi làm việc với các tỉnh Tây Nguyên về cơ chế, chính sách bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng và trong chuyến công tác mới đây của Thứ trưởng, lần đầu tiên Bộ NN&PTNT có đề cập tới “cơ chế đặc thù” để bảo vệ rừng cho Tây Nguyên, Thứ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về đề xuất này?

- Bộ NN&PTNT đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý sẽ mở hội nghị chuyên đề về bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên. Về cơ chế đặc thù với Tây Nguyên là mong muốn hay gợi mở mang tính chủ quan của chúng tôi. Còn đề xuất này có thành hay không thì còn phải chờ hội nghị sắp tới quyết định. 

Theo đề xuất của chúng tôi, cơ chế đặc thù cho Tây Nguyên trước hết là chính sách khoán. Rừng ở Tây Nguyên chủ yếu là rừng tự nhiên nên muốn giữ rừng thì khoán làm sao đó để người nhận khoán phải có thu nhập. Cùng với thu nhập bằng sự hỗ trợ của ngân sách hiện nay thì vấn đề cơ bản và quan trọng nhất là phải có cơ chế sử dụng nguồn tài nguyên lớn này làm sao cho nó bền vững. Nhưng sử dụng nguồn tài nguyên rừng tự nhiên không phải là vào rừng chặt gỗ mà vấn đề là ở các chính sách về dịch vụ môi trường rừng được khai thác như thế nào. 

Cơ chế đặc thù cho Tây Nguyên, thậm chí phải chấp nhận cơ chế có quỹ đất với một tỷ lệ nhất định để tạo điều kiện cho người nhận khoán có thể sản xuất, làm ăn sinh sống được. Người ta có thu nhập, có cái ăn hàng ngày thì mới mong giữ được cái dài ngày. Còn cứ ngồi một chỗ chờ vào “bầu sữa” ngân sách thì tiền Nhà nước lấy đâu ra cho đủ.  Nhưng nếu cứ cho người dân cơ chế “lợi dụng” tài nguyên tự nhiên để kiếm thu nhập thì chúng ta lại tiếp tục rơi vào cái vòng luẩn quẩn: Dân chặt phá rừng để sinh sống và Nhà nước “căng” ra đi bảo vệ, khôi phục.  

Ngoài ra, hiện nay ở Tây Nguyên không có cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. Đây là một khoảng trống và Nhà nước cần có chính sách phát triển hệ thống này.  Chính sách này không chỉ làm ra hiệu quả kinh tế mà còn tạo được đầu ra ổn định cho sản xuất của người dân để từ đó họ có thể yên tâm mà trồng rừng.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Nói suông không giữ được rừng

“Chỉ nói chuyện suông là “cấm ông không được vào rừng” thì không thành công. Lâu nay chúng ta cấm, cấm mãi cuối cùng có được đâu, thành ra nhiều nơi có thể nói là kỷ cương rất lỏng lẻo. Vì thế tôi muốn nói là phải thực hiện đúng pháp luật, nghiêm túc, quy rõ trách nhiệm của chủ rừng, của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng. Chúng ta không thể cứ để mãi tình trạng phá rừng ngang nhiên như thế này ở một số nơi mà chúng ta gần như là bất lực, không được xử lý cho nghiêm túc”- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.