Cần cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Cần cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 7/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông và Phó chủ tịch UBND Thành phố (TP) Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cùng dự.

Phát huy vị trí đầu tàu của cả nước

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ-TW của Bộ Chính trị khóa XI và 05 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, TP tiếp tục phát huy vị trí đầu tàu của cả nước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; quy mô kinh tế tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010, đạt hơn 6.200 USD/người; số thu ngân sách chuyển về Trung ương cao nhất cả nước (27%); công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe người dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Thành phố từng bước được cải thiện và nâng cao.

Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 là quyết sách kịp thời, tạo không gian cho TP phát triển; đồng thời tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính năng động sáng tạo cũng như thúc đẩy tự tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc cho TP. Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết, nhiều nội dung triển khai Nghị quyết số 54/2017/QH14 còn chậm so với kế hoạch, hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, việc ban hành một Nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 là cần thiết nhằm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội; tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của TP; góp phần xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu đã đặt ra tại Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 81/2023/QH15.

Dự thảo Nghị quyết bao gồm 12 Điều, tập trung vào 7 nhóm cơ chế, chính sách, gồm: quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP; các cơ chế, chính sách về tổ chức bộ máy TP Thủ Đức.

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện cho TP phát triển

Tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính đề nghị TP phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, báo cáo nội dung đánh giá thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 cho phù hợp; cập nhật, bổ sung các nội dung TP đã thực hiện từ thời điểm Chính phủ báo cáo Quốc hội cho đến thời điểm xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14. Đồng thời, đồng chí thống nhất với đề xuất TP được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài (bao gồm cả hình thức vay nước ngoài hỗ trợ ngân sách TP), tuy nhiên đề nghị giữ mức dư nợ như quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 là 90%.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận phiên họp.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận phiên họp.

Cơ bản đồng tình với các nhóm chính sách đề ra tại Dự thảo Nghị quyết, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị ban soạn thảo làm rõ các điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn các công trình công cộng (nhà, sân bãi để xe; nhà vệ sinh công cộng) trên đất do nhà nước quản lý. Đồng thời đề nghị cân nhắc việc phân quyền cho Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh được phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp được giao quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND TP.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá nội dung của dự thảo Nghị quyết cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Các chính sách được đề xuất có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá, tính đổi mới, tập trung giải quyết những vấn đề lớn, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện cho TP phát triển. Về các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Thứ trưởng đề nghị làm rõ những đặc thù này đã tạo thuận lợi thế nào cho người dân; đánh giá tác động kỹ lưỡng khi nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP cao hơn quy định của Luật PPP, tránh làm mất đi bản chất của phương thức PPP.

Bên cạnh đó, ban soạn thảo cần cân nhắc việc quy định chức năng nhận, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để phục vụ cho đầu tư phát triển TP; đánh giá tác động kỹ lưỡng về mặt kinh tế, trình tự, thủ tục thực hiện việc thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon cần có.

Về việc cho phép sử dụng các mái của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn Thành phố để lắp đặt hệ thống điện mặt trời, Thứ trưởng đề nghị bổ sung đánh giá tác động về chi phí để duy trì hệ thống điện mặt trời trong thời gian sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế, tránh việc phải để doanh nghiệp bên ngoài lắp đặt nhằm mục đích kinh doanh.

Về ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá việc quy định “được tính vào chi phí đầu tư để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D bằng 150 chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”, tránh việc phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư cũng đầu tư vào TP Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"
(PLVN) -  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (năm 1995) là một trong những văn kiện mang tính lịch sử về quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện các văn kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có Tọa đàm cùng Ts.Trần Thị Hồng Hạnh, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ts. Vũ Hồng Thúy, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. 

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội
(PLVN) -Với quan niệm giữ tiếng Việt chính là giữ được sợi dây gắn kết các kiều bào, nhất là trẻ em là con em người Việt Nam ở nước ngoài với cội nguồn, dân tộc, trong hơn 10 năm qua, TS Nguyễn Thế Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Australia đã có nhiều hoạt động khác nhau nhằm duy trì, quảng bá tiếng Việt không chỉ trong cộng đồng kiều bào mà còn tới cả những người nước ngoài trên khắp thế giới.

Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Tiếp tục đánh giá an toàn thông tin để kết nối chính thức

Việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID tại Hà Nội trước đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân.
(PLVN) - Từ 1/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VneID được thí điểm triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đem lại hiệu quả rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho người dân.

Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, đúng mục tiêu

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 01/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Cuộc họp do Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ làm Chánh án TAND TP Hà Nội

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND TP Hà Nội đối với thẩm phán Nguyễn Xuân Kỳ, Thẩm phán cao cấp, Chánh Văn phòng TAND tối cao.
(PLVN) - Ngày 01/10, TAND tối cao tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND TP Hà Nội đối với thẩm phán Nguyễn Xuân Kỳ, Thẩm phán cao cấp, Chánh Văn phòng TAND tối cao. Tham dự buổi Lễ có Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí.