Hướng tới kỷ niệm 35 năm Báo Pháp luật Việt Nam

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy...

Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến (thứ 5 từ phải sang) dự Lễ kết nạp đảng viên tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) vào tháng 4/2014.
Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng biên tập Thường trực Đặng Ngọc Luyến (thứ 5 từ phải sang) dự Lễ kết nạp đảng viên tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) vào tháng 4/2014.
(PLVN) - Năm 1981, sau một thời gian dài mang tên Ủy ban Pháp chế Chính phủ, Bộ Tư pháp được thành lập lại. Bốn năm sau, ngày 3/4/1985, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 57/QĐTC về việc xuất bản tờ báo Pháp luật thường thức nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân. 

1985, thuở ban đầu

Báo xuất bản một tháng 2 kỳ. Cái tên ban đầu ấy xuất phát từ chỉ đạo của cố Bộ trưởng Phan Hiền thể hiện mong muốn của lãnh đạo Bộ là tờ báo tuyên truyền pháp luật bằng cách viết hết sức đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp, hàn lâm, để những quy định pháp luật trở nên gần gũi, dân dễ biết và chấp hành nghiêm chỉnh.

Lực lượng cán bộ ban đầu là 7 người tách từ biên chế Vụ Tuyên truyền, đều là những cán bộ tốt nghiệp Đại học Luật trong nước và nước ngoài, chưa hề có kỹ năng và kinh nhiệm làm báo, duy nhất chỉ có một nhà báo chuyên nghiệp chuyển về từ Đài TNVN. 

Sau 3 tháng vất vả chuẩn bị, ngày 10/7/1985, tờ Pháp luật thường thức số đầu tiên in bằng chữ chì được xuất bản và phát hành đến tay bạn đọc. Đây có thể nói là sự kiện truyền thông đặc biệt không chỉ riêng của Bộ và ngành Tư pháp lúc bấy giờ mà của cả làng báo chí cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ Báo Pháp luật thường thức là tờ báo đầu tiên, tờ báo duy nhất của các cơ quan thuộc Khối Nội chính chuyên viết về pháp luật, được phát hành rộng rãi đến bạn đọc cả nước.

Bạn đọc cũng như các nhà báo chuyên nghiệp đã đón nhận tờ Pháp luật thường thức một cách hết sức hồ hởi. Nhiều nhà báo tìm đến tự nguyện tham gia viết bài và coi tờ Pháp luật thường thức là tờ báo của chính mình. Bạn đọc cả nước lần đầu tiên được đọc tờ báo chuyên viết về pháp luật hết sức mới lạ với những chuyên mục hấp dẫn như Giải đáp pháp luật, Câu chuyện vụ án… và nhiều chuyên mục khác.  

Những số đầu tiên Tổng Biên tập không phải là người duyệt bài cuối cùng trước khi xuất bản mà là Lãnh đạo Bộ. Pháp luật thường thức đã có bước phát triển mạnh mẽ, số lượng phát hành ngày càng tăng.

Với đội ngũ cộng tác viên ban đầu là những nhà báo có uy tín, những chuyên gia pháp lý ở rất nhiều cơ quan trung ương, đặc biệt là các cây viết công tác tại các cơ quan nội chính như Tòa án, VKS, Công an, Trọng tài kinh tế Nhà nước, Thanh tra… chất lượng nội dung của tờ báo ngày càng được nâng cao. 

Khi đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, Báo dần tăng kỳ xuất bản và chỉ sau một thời gian ngắn Pháp luật thường thức đã trở thành tuần báo. Ngày 10/7 hàng năm chính thức trở thành Ngày truyền thống của Báo. 

1990, bắt đầu tự chủ

Năm 1989, Báo được Bộ tăng cường một số cán bộ lãnh đạo và phóng viên. Sau 5 năm phát triển, lúc này Bộ đã yêu cầu Báo chuẩn bị các điều kiện để bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. 

Khoảng đầu năm 1990, khi bắt đầu tự chủ, Báo đã đề nghị Bộ cho thay manchette và đổi tên thành Báo Pháp luật. Giai đoạn phát triển thứ 2 của Báo đã bắt đầu bằng việc xin phép xuất bản tăng kỳ và ra thêm các số chuyên đề. 

Mặc dù thực hiện cơ chế hoàn toàn tự chủ, nhưng mãi gần 10 năm sau, bằng những bước đi đột phá ban đầu về cơ chế biên chế, chế độ hợp đồng... lớp phóng viên mới đầu tiên mới được tuyển dụng và bắt đầu từ lúc này, số lượng kỳ xuất bản tăng lên, các số chuyên đề bắt đầu được xuất bản và đặc biệt là tờ Pháp luật cuối tuần ra đời vào năm 1997. 

Như vậy chỉ sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, từ tờ báo 2 số một tháng, Báo Pháp luật đã tiệm cận thành tờ nhật báo. Đội ngũ cán bộ, phóng viên được đào tạo, rèn luyện ngày càng trưởng thành và chuyên nghiệp hơn.

Cán bộ, phóng viên Báo Pháp luật thường thức (nay là Báo PLVN) chụp ảnh chung với lãnh đạo và cán bộ Vụ Tuyên truyền giáo dục Pháp luật, Bộ Tư pháp tại Hội nghị Cộng tác viên đầu tiên của Báo vào năm 1986.
 Cán bộ, phóng viên Báo Pháp luật thường thức (nay là Báo PLVN) chụp ảnh chung với lãnh đạo và cán bộ Vụ Tuyên truyền giáo dục Pháp luật, Bộ Tư pháp tại Hội nghị Cộng tác viên đầu tiên của Báo vào năm 1986. 

Nội dung và hình thức tờ báo ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực, đóng góp ngày càng tốt hơn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là công tác truyền thông cho Bộ và ngành Tư pháp.

Sau thời gian trên 10 năm kể từ khi Báo đổi tên lần thứ nhất, nhịp sống báo chí cả nước phát triển hết sức sôi động. Nhiều cơ quan, ban ngành xin phép xuất bản tờ báo riêng cho mình. Các cơ quan pháp luật ở Trung ương và ở một số địa phương đều cho ra báo. Nhiều tờ báo có tên liên quan đến pháp luật ra đời. 

Khi đã chính thức trở thành nhật báo xuất bản 7 số/tuần và nhiều số chuyên đề, trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và để khẳng định vị trí của mình trong làng báo chí cách mạng và đặc biệt đối với bạn đọc, Báo xin phép và được Bộ đồng ý cho đổi tên thành Pháp luật Việt Nam.

Đề án đổi mới

Pháp luật Việt Nam phát triển ổn định, tăng tưởng bền vững cho đến năm 2008 thì bắt đầu có nhiều vấn đề phát sinh. Nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý như biên chế, hợp đồng lao động, hợp đồng viên chức theo quy định mới đối với cơ quan sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính đã xuất hiện và cần được tháo gỡ. 

Trước yêu cầu như vậy, lần đầu tiên Bộ Tư pháp ban hành Quyết định về khung biên chế cho Báo Pháp luật Việt Nam và cơ chế chuyển từ hợp đồng lao động sang hợp đồng viên chức và yêu cầu Báo xây dựng trình Bộ ban hành Đề án đổi mới về tổ chức và hoạt động của Báo giai đoạn 2008-2015 với slogan chính thức “Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Sau khi Đề án được ban hành, sự phát triển của Báo đã ổn định và tăng tưởng trở lại. Bộ đã giao quyền tự chủ mạnh mẽ để tạo đà cho Báo phát triển. Tổng Biên tập được giao thẩm quyền về tổ chức như tuyển dụng, đề bạt cán bộ cấp phòng, ban. Bằng sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Biên tập, sự đoàn kết nhất trí của cả đội ngũ cán bộ, phóng viên, Báo đã bước vào thời kỳ phát triển hết sức sôi động. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam và hàng loạt ấn phẩm phụ của Báo đã ra đời.

Nhiều Văn phòng và cơ quan đại diện của Báo tại các địa phương đã được thành lập và đi vào hoạt động. Vì vậy, chỉ sau 4,5 năm, gần như tất cả các chỉ tiêu phát triển trong Đề án Bộ giao cho đến năm 2015, Báo đã hoàn thành gần như trọn vẹn.

Có thể nói cho đến hôm nay, quy mô phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam ngày càng được mở rộng. Vị trí, vai trò của Báo ngày càng được khẳng định. Tính chính trị, tính văn hóa và tính định hướng của tờ báo ngày càng được đánh giá cao.

Báo Pháp luật Việt Nam thực sự đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật đối với cán bộ và nhân dân ở nhiều mức độ khác nhau, góp phần đáng kể vào việc làm cho đời sống pháp luật sống động, xã hội quan tâm hơn đến lĩnh vực pháp luật, pháp luật sống động, xã hội quan tâm hơn đến lĩnh vực pháp luật, pháp chế, qua đó nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa quản lý trong toàn xã hội. 

Như vậy, so với mục tiêu khiêm tốn ban đầu khi Bộ quyết định cho ra đời Báo Pháp luật thường thức, những thế hệ làm báo Pháp luật Việt Nam hết sức tự hào về tờ báo của mình hôm nay. Là người chứng kiến và gắn bó trọn vẹn 35 năm hình thành và phát triển của Pháp luật Việt Nam, tôi thực sự xúc động khi Báo Pháp luật Việt Nam thực sự trở thành tờ báo lớn không chỉ về quy mô mà còn về năng lực, thẩm quyền và uy tín.

Tôi tự hào về các thế hệ đi trước bao nhiêu lại càng tự hào bấy nhiêu về sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, đảng viên thế hệ kế tiếp mà minh chứng là nhiều nhà báo trẻ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nghề nghiệp đang tiếp tục dấn thân vì sự phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam, kể cả gần chục Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập các Báo, Tạp chí hiện nay đã từng là cán bộ, phóng viên đã trưởng thành từ Báo Pháp luật Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.