Cái chết trong ly rượu

Sau những cuộc nhậu, biết bao hậu quả đau thương đã xảy ra. (Ảnh minh họa)
Sau những cuộc nhậu, biết bao hậu quả đau thương đã xảy ra. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với tỉ lệ tiêu thụ rượu bia cao hàng đầu thế giới, Việt Nam cũng là một trong những nước có nhiều ca tử vong liên quan đến rượu. Những cái chết vì rượu để lại nỗi ám ảnh cho người thân nạn nhân, nỗi khắc khoải cho những bác sĩ điều trị.

Ngộ độc rượu, những cái chết tức tưởi

Mới đây, một vụ ngộ độc rượu xảy ra tại Bình Chánh, TP HCM đã làm nhiều người bàng hoàng. Sau khi đi tảo mộ người thân, 4 người thân trong gia đình tổ chức nhậu tại nhà trên đường Nguyễn Đình Kiên (xã Tân Nhựt). Khi bình rượu ngâm đã cạn, nhóm người cũng đã say nên dẫn đến việc cầm nhầm chai cồn đổ vào bình rượu ngâm tiếp tục uống. Sau cuộc nhậu, nhóm người về nhà. Hôm sau 4 người này có biểu hiện ngộ độc, được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau đó có 2 người đã tử vong.

Những cuộc ngộ độc rượu do uống quá nhiều, do uống nhầm rượu có cồn... như trên không hề là cá biệt tại các tỉnh, thành trong nước. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai kể về một vụ ngộ độc rượu diễn ra hồi đầu năm 2022, nạn nhân là một nam thanh niên 29 tuổi quê ở Hưng Yên. Trước hôm vào viện, thanh niên này đi uống rượu cùng bạn, sau khi trở về nhà ngủ, đến sáng, khi người nhà vào gọi dậy thì nam thanh niên này đã không có phản xạ, chân tay lạnh, duỗi cứng...

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được điều trị hồi sức, lọc máu nhưng vẫn hôn mê sâu, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hoá, tiêu cơ vân nặng kèm hội chứng suy thận, tổn thương não nặng không hồi phục và sau đó đã tử vong. Đau lòng thay, đây là một trong rất nhiều ca tử vong do ngộ độc rượu mà Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hàng năm và theo bác sĩ Nguyên, hầu hết các bệnh nhân ngộ độc rượu dẫn đến tử vong là người trong độ tuổi lao động, phần lớn là thanh niên. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do uống nhiều rượu dẫn mức hạ đường huyết.

Năm 2021, thời gian giãn cách xã hội, dịch bệnh vẫn đang căng thẳng nhất, cũng là lúc tại TP HCM nói riêng và các tỉnh, thành phía Nam nói chung diễn ra liên tục những vụ ngộ độc rượu đau lòng dẫn đến tử vong. Tháng 9/2021, Bệnh viện Thống Nhất ghi nhận nhiều ca ngộ độc rượu đến từ TP HCM và các tỉnh, thành miền Tây. Theo PGS-TS-BS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, chỉ trong tháng 9/2021, Bệnh viện đã tiếp nhận 12 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc cồn công nghiệp methanol. Một vụ việc đau lòng diễn ra tại huyện Bình Chánh, đang trong thời gian giãn cách xã hội bị thất nghiệp cộng với việc lo lắng vì dịch bệnh và buồn chán vì không làm ra tiền, 4 người đã rủ nhau mua rượu về phòng nhậu. Sau khi uống khoảng 2 lít thì 2 người gục tại chỗ, tử vong, 2 người còn lại được đưa đến Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu. Trong các ca ngộ độc, có trường hợp hai cha con rủ nhau nhậu và cùng nhập viện, có ca là cụ già trên 70 tuổi đã không qua khỏi.

Còn theo BS.CK2 Đỗ Quốc Hùng, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thời điểm tháng 10/2021, TP HCM vừa tháo bỏ giãn cách cũng là thời điểm “cao điểm” của tình trạng ngộ độc rượu. Có thời điểm trong 4 ngày có đến 5 ca ngộ độc. Có trường hợp 3 người bạn thất nghiệp cùng rủ nhau nhậu, cùng nhau nhập viện, 2 người đã tử vong, một người còn lại may mắn thoát chết nhưng để lại nhiều tổn thương trong cơ thể.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, khi uống nhiều rượu, thành phần Ethanol trong rượu sẽ gây hạ đường huyết trong khi bản thân người uống rượu lại không ăn (tinh bột, đạm) trong quá trình uống rượu hoặc đến khi về nhà ngủ luôn và không muốn ăn gì. Đây là lý do khiến đường huyết giảm sâu, nếu cơ thể người đó lại gầy gò không có năng lượng dự trữ sẽ bị suy kiệt và tử vong do hạ đường huyết. Ngoài ra, người uống quá nhiều rượu sẽ khiến thần kinh bị ức chế khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Khi trung tâm hô hấp bị ức chế dẫn đến thở yếu, khò khè, thiếu ôxy, tổn thương não và tử vong.

Cạnh đó, nhiều người ngộ độc do uống phải rượu giả, rượu pha cồn. Theo các bác sĩ, rượu cồn công nghiệp chứa methanol rất nguy hại. Khi uống vào gây tổn hại nhiều đến tim mạch, hệ hô hấp, gây suy thận cấp, não, trụy mạch, co thắt võng mạc làm mù mắt và nhiều biến chứng nguy hiểm khác... Khuyến cáo của các bác sĩ, tốt nhất để tránh ngộ độc rượu là không nên uống rượu hoặc uống ít rượu. Trường hợp xảy ra ngộ độc rượu nên sơ cứu đúng cách như kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra, cho ăn cháo loãng tránh trường hợp để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết nguy hiểm, nên uống nhiều nước để không bị mất nước. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Cạnh đó, không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu, thuốc hạ sốt hay chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.

Bia rượu là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tai nạn giao thông. (Ảnh minh họa)

Bia rượu là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tai nạn giao thông. (Ảnh minh họa)

Nỗi đau từ “ma men”

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 1 trong 20 người chết là do nghiện rượu. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người tử vong liên quan đến lạm dụng đồ uống có cồn chủ yếu là do tai nạn giao thông và bạo lực, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.

Có thể thấy, ngộ độc rượu chỉ là một trong các nguyên nhân gây ra tử vong. Liên quan đến bia rượu, còn rất nhiều hậu quả đau thương đến từ các yếu tố khác. Chứng nghiện rượu, rối loạn tâm thần, các bệnh xơ gan, ung thư liên quan đến rượu mỗi năm cũng giết chết hàng ngàn người Việt.

Tai nạn giao thông do bia rượu gây ra cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thương tật và tử vong. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết có liên quan đến rượu bia, con số này đang có xu hướng gia tăng. Mới đây, vụ việc kinh hoàng xe ô tô sang đâm chết gia đình ba người ở Bắc Giang cũng xuất phát từ một bữa tiệc nhậu quá chén mà ra.

Kết quả khảo sát của WHO đối với các nạn nhân nhập viện vì tai nạn giao thông, có tới hơn 36% số người lái xe máy và gần 67% người lái ôtô có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép. Trong số 100 nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia, độ tuổi 15 - 29 chiếm tới gần 60%. Nam giới chiếm trêm 90% tổng số nạn nhân.

Cạnh đó, còn có những cái chết do ẩu đả, giết hại lẫn nhau xuất phát từ những cuộc đấu khẩu, gây gổ trên bàn nhậu hoặc sau khi đã có men lâng lâng.

Đằng sau mỗi cái chết đâu chỉ là một nỗi đau. Đằng sau mỗi một cuộc ra đi vì ngộ độc rượu, vì tai nạn, vì bệnh tật như thế là nỗi đau của biết bao nhiêu con người. Những người con mất cha, vợ mất chồng, anh mất em, cha mẹ mất đi con cái... Nhiều gia đình đã đứt gãy, đổ vỡ, tương lai của nhiều đứa trẻ đã tan nát chỉ vì “ma men”.

Người Việt vẫn thường có thói quen nhậu để ghi dấu nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống. Đám cưới nhậu, liên hoan nhậu, tất niên nhậu, gặp mặt nhậu, chia tay nhậu. Vui nhậu, buồn nhậu, không vui, không buồn cũng nhậu cho “có tụ”. Để rồi, sau những cuộc nhậu, có những người đã ra đi mãi mãi không thể quay về với gia đình.

Tỉ lệ bia rượu tiêu thụ tại Việt Nam cao thuộc “top” thế giới. Nhiều người Việt, sau thời gian làm việc của ngày vẫn thường có thói quen ra quán “lai lai vài chai” thay vì về nhà vun vén cuộc sống với gia đình. Bia rượu thực sự là loại thuốc độc đang ăn dần mòn sức khỏe, tâm trí, nhân cách con người.

Trong những năm qua, đã có không ít dự án nhằm làm thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen nhậu nhẹt, lạm dụng bia rượu của một bộ phận người Việt. Để bia rượu không còn là thứ thuốc độc gây nên những bi kịch đau thương cho đời sống, mỗi người cần có ý chí thoát khỏi bia rượu và bắt đầu có thể chỉ là cái lắc đầu từ chối một cuộc hẹn trên bàn nhậu. Nỗ lực xây dựng một cuộc sống lành mạnh, không lạm dụng bia rượu cũng chính là nỗ lực để xây đắp gia đình hạnh phúc, để có một thế hệ tương lai mạnh khỏe, vững vàng, một xã hội lành mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh

(PLVN) - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành loạt quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều cơ sở y tế tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Phòng khám đa khoa Thiện Nhân bị xử phạt tới 79 triệu đồng vì vi phạm cả trong quảng cáo và việc treo biển hiệu. Nhiều đơn vị khác cũng bị phạt với số tiền từ 24,5 đến 45 triệu đồng.

Đọc thêm

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.