Cải cách môi trường kinh doanh: Đang nặng tính “trình diễn”

 Quang cảnh Hội thảo của CIEM
Quang cảnh Hội thảo của CIEM
(PLVN) - Báo cáo Chính phủ về thành tích cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) kiểm tra chuyên ngành (KTCN), song các chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (CIEM) đã chỉ ra rằng đây chỉ là động tác “trình diễn” của các Bộ quản lý bởi ĐKKD, KTCN không hề mất đi, thậm chí còn tăng lên rất nhiều so với trước. Không những thế, các Bộ còn lợi dụng việc rà soát, cắt giảm để “chia phần” quản lý, gây khó cho DN…

Nằm trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Reform), hôm nay, 28/10, CIEM và NBN Media phồi hơp tổ chức hội thảo: " Môi trường kinh doanh 2016 - 2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách".

Cải cách đang chững lại

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh (MTKD) và Năng lực cạnh tranh (NLCT) (CIEM), giai đoạn 2016- 2019, MTKD của Việt Nam được cải cách tích cực nhất là vào năm 2017 khi những cải cách trước đó diễn ra từ tháng 6/2016- tháng 6/2017.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, tuy điểm số được cải thiện nhưng chậm, thứ hạng mỗi năm giảm 1 bậc. Nếu như năm 2017 có 5 chỉ số được ghi nhận cải cách thì năm 2018 chỉ có 3 chỉ số và năm 2019 chỉ có 2 chỉ số được cải cách (nộp thuế và tiếp cận tìn dụng).

Báo cáo MTKD vừa được Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam đã giảm 1 bậc, từ vị trí 69 xuống 70, tuy điểm số có tăng thêm 1,2 điểm. 

Về NLCT theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm nay tuy Việt Nam tăng hạng 10 bậc (tăng 3,5 điểm), nhưng vẫn có 8/12 trụ cột có thứ hạng thấp và rất thấp…

“Cải cách của chúng ta đang có xu hướng chậm lại, trong khi nhiều nước cải cách rất mạnh. Nhiều khi tôi nghĩ chúng ta xuống hạng cũng là đương nhiên..”- Nguyên Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung phát biểu.

Thụt lùi? 

Theo Trưởng ban MTKD và NLCT, bà  Nguyễn Minh Thảo, mặc dù có nhiều cải cách được ghi nhận nhưng MTKD của chúng ta  đang còn nhiều rào cản, trong đó trở ngại lớn nhất vẫn là ĐKKD. Đáng ngại hơn, có xu hướng các văn bản pháp luật thể hiện sự “chia phần” quản lý giữa các bộ, ngành, gây khó khăn hơn cho DN. Thậm chí có tình trạng một số bộ, ngành “lợi dụng” yêu cầu về minh bạch về chế độ quản lý đối với các mặt hàng để mở rộng thêm đối tượng quản lý. 

Đơn cử như hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Nếu trước đây chỉ cần xin cấp phép tại 1 đầu mối là Bộ LĐTBXH thì theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP phải xin giấy phép của 9 Bộ với cùng một nội dung công việc. Đáng nói, trong nhiều trường hợp, các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu,… về kiểm định an toàn lao động giống nhau, nhưng các Bộ không thừa nhận kết quả của nhau mà vẫn yêu cầu tham gia đào tạo lại để được cấp chứng chỉ. DN phải trả chi phí chính thức khoảng 10 triệu đồng/người, chưa kể chí phí không chính thức.

Tương tự, cùng là thiết bị nâng áp dụng cùng quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhưng nếu là cần trục tháp thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng; các loại cần trục còn lại thuộc Bộ LĐTB&XH,  khi các thiết bị dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt… thì lại thuộc thẩm quyền Bộ GTVT. Hay như trong quản lý nồi hơi và máy điều hòa nhiệt độ cũng có sự “chia phần” quản lý giữa các Bộ (Bộ LĐ TB&XH quản lý nồi hơi có công suất không quá 16 bar và máy điều hòa nhiệt độ có công suất lớn hơn 90.000 BTU, còn Bộ Công Thương quản lý nồi hơi có áp suất lớn hơn 16 bar, Bộ KH&CN quản lý máy điều hòa nhiệt độ có công suất nhỏ hơn 90.000 BTU…) 

Đặc biệt, trong lĩnh vực KTCN, có những văn bản mới được ban hành nhưng đi ngược với chỉ đạo của Chính phủ, hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất.

Đơn cử, trước đây, Bộ LĐTBXH không thực hiện quản lý, KTCN đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ yêu cầu các Bộ rà soát, sửa đổi các quy định nhằm cắt giảm 50% danh mục mặt hàng quản lý, KTCN và minh bạch hoá chế độ quản lý đổi với danh mục các mặt hàng phải quản lý, KTCN thì Bộ LĐTB&XH “dường như khai thác cơ hội này”- lời bà Thảo- ban hành Thông tư 22/2018/TT-BLĐTB&XH quy định về danh mục hàng hoá nhóm 2 của Bộ với việc bổ sung danh mục nhiều hàng hoá thuộc diện KTCN.

“Bộ Công thương cũng ban hành Quyết định 765/QĐ-BCT công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm KTCN thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, trong đó, hàng trăm mặt hàng sắt thép và sản phẩm dệt may được liệt kê trong danh mục. Tuy nhiên, nội dung trong Quyết định này chỉ là không kiểm tra trong giai đoạn thông quan, mà chuyển sang kiểm tra sau thông quan. Có hay không bệnh thành tích? Số liệu báo cáo sẽ là hàng trăm mặt hàng KTCN được cắt bỏ...”- Bà Thảo phản ánh.

Cũng báo cáo là cắt giảm KTCN, nhưng trước đây, Bộ KHCN yêu cầu kiểm tra chất lượng đối với Dây điện bọc nhựa PVC thì nay yêu cầu Dây và cáp điện. “Như vậy, phạm vi mặt hàng mở rộng hơn rất nhiều…”- Trưởng ban Ban MTKD và NLCT lo ngại.

“Các Bộ rất thông minh, vừa mang tiếng cải cách, vừa tăng phạm vị quản lý nhà nước của Bộ mình. Quả thật làm DN Việt Nam rất khổ!”- Nguyên Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.."

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.