Cafe doanh nhân: "chụm đầu" gỡ khó cho doanh nghiệp và địa phương

Cafe doanh nhân: "chụm đầu" gỡ khó cho doanh nghiệp và địa phương
(PLO) - Thay vì mô hình hành chính khô cứng, nhiều địa phương đã có sáng kiến triển khai mô hình Biz cafe- Cafe doanh nhân. 

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),  những sáng kiến này đang rút ngắn khoảng cách giữa DN với chính quyền, thời gian đầu có thể là gỡ khó cho DN nhưng sau này, chính mô hình cafe doanh nhân sẽ giúp cho chính quyền có cơ hột tiếp cận những thông tin và kiến thức thị trưởng từ DN để phát triển KT-XH…

Trong khuôn khổ Lễ công bố Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016, chiều nay, 14/3, VCCI đã tổ chức buổi cà phê doanh nhân với chủ đề “Sáng kiến cải cách từ cơ sở” 

Là địa phương được nhắc đến với mô hình cafe doanh nhân mới nhất, sáng thứ hai đầu tuần là thời gian lãnh đạo tỉnh “dẹp” tất cả các cuộc họp để cà phê với doanh nhân. 

Ông Nguyễn Thanh Liêm – Sở KH&ĐT TP Cần Thơ, chia sẻ: Từ lâu TP Cần Thơ luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của TP. Từ năm 2015, Thành uỷ Tỉnh đã xác định thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cấp tỉnh PCI là một trong những trọng tâm. Đến năm 2016, Tỉnh đã ban hành nội dung: UBND TP không tổ chức họp sáng thứ hai để giám đốc sở, ngành tiếp DN. Riêng lãnh đạo TP theo chương trình làm việc có từ một năm qua sẽ định kỳ tiếp DN một lần trong tháng tới các sở, ban ngành. Việc này cũng không cứng nhắc mà có thể tiếp nhiều lần trong tháng tùy tình hình nhằm tạo điều kiện cho DN hoạt động thuận lợi, góp phần vào sự phát triển chung của TP.

Ông Lâm cho biết, thường các cuộc họp này đã tháo gỡ kịp thời cho các DN và lập đường dây nóng để giải quyết các vụ việc đồng thời là nơi để tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía DN.

Bên cạnh đó, Cần Thơ đã thành lập trung tâm DN. Khi đến Trung tâm này DN được hỗ trợ hoàn chỉnh các thủ tục, thậm chí hỗ trợ một cửa đến khi hoàn thành thủ tục.

“Trong quá trình sản xuất kinh doanh DN vẫn được chính quyền đồng hành. Chính quyền luôn lắng nghe, chia sẻ và phản hồi lại thông tin cho DN. Ví dụ như gần đây nhất, về vấn đề DN mong muốn đào tạo tại Cần Thơ nguồn lao động chất lượng cao. Ngay sau đó, Tỉnh đã hợp tác để liên kết đào tạo tại nơi đáp ứng yêu cầu và hỗ trợ nguồn lao động cao cho DN. Đến nay, mô hình ngày thứ 2 đã được sự hưởng ứng của DN trong tỉnh…”- Đại diện Sở KH&ĐT Tp Cần Thơ chia sẻ.

Ông Võ Hùng Dũng – Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, thời gian đầu do chưa có sự kết nối nên việc tham gia của các DN chưa nhiều. Nhưng sau đó, qua một vài lần thực hiện, các DN đã kết nối, thông báo cho nhau để cùng tham gia. Và đến nay, mô hình này đã thu hút đông đảo DN tham gia, trở thành câu chuyện điển hình trong cả nước.

Là địa phương đầu tiên triển khai mô hình cà phê doanh nhân, cuối năm 2015, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có sáng kiến mở gian hàng cà phê sân vườn ở tại khuôn viên UBND tỉnh. Ông Nguyễn Thanh Hùng- Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, mục tiêu ban đầu của việc đón tiếp DN tại đây là tạo môi trường thông thoáng và thuận lợi cho doanh DN nêu lên những khso khăn, kiến nghị. Qua đó, lãnh đạo địa phương có thể tiếp nhận được ý kiến của mỗi DN chỉ mất 15-30 phút, giúp tránh việc phải trải qua những khâu thủ tục hành chính có thể kéo dài hàng tuần hàng tháng như trước đây.

Ông Hùng cho biết, ban đầu, tỉnh tổ chức cafe doanh nhân theo hàng tuần, nhưng đến nay, hoạt động này được duy trì mỗi ngày, từ 6h30-7h30 sáng các lãnh đạo đều ngồi ở quán cà phê của khuôn viên ủy ban để gặp gỡ đầu ngày với DN, doanh nhân trước khi vào công việc chuyên môn.

Các DN sẽ thông qua nhiều nguồn để xếp lịch gặp gỡ lãnh đạo. Văn phòng ủy ban sau khi tiếp nhận lịch sẽ chuyển email nội dung cho đại diện các sở ngành liên quan từ chiều hôm trước để lãnh đạo tham khảo thông tin và suy nghĩ phương án giải quyết cho DN vào sáng hôm sau. Nhân viên văn phòng ủy ban cũng sẽ ngồi trao đổi với DN và chuẩn bị thủ tục nhanh nhất cho DN.

“Môi trường cafe doanh nhân đã tạo sự tương tác hai chiều cho DN và chính quyền, chia sẻ thông tin. Ban đầu có thể là nơi để DN bày tỏ những khó khăn, sau đó là những hiến kế, sáng kiến cho địa phương. Ngược lại, lãnh đạo địa phương có thể qua đó thăm dò ý kiến DN, để bồi dưỡng về kinh tế thị trường, tư duy cho lãnh đạo tỉnh, bởi những DN là những người sát thị trường nhất, giúp lãnh đạo tiếp cận được tư duy thị trường và vận dụng vào việc quản lý của địa phương…”- Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.

Với Tuyên Qang, mô hình cafe doanh nhân “nằm” ngay trong khuôn viên của Hiệp hội DN, hàng ngày lãnh dạo tỉnh sẽ đến cà phê với doanh nhân. Ông Nguyễn Ngọc Thực – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết, thực ra mô hình này bắt đầu ý tưởng của một nhóm nhân sự tại tỉnh từ với mục đích ban đầu chỉ là cà phê, sau đó. mới sinh ra ý tưởng cafe doanh nhân. 

“Đây là một mô hình mang lại nhiều lợi ích, là không gian mở, diễn đàn mở, không có mở đầu và không có kết luận. nhưng mọi khó khăn của DN đều có thể trao đổi để tìm hiểu, tháo gỡ…”- Ông Thực nhận xét.

Cafe doanh nhân của  Tuyên Quang đầu tiên được tổ chức hàng ngày. Trên cơ sở đó, địa phương nay đã xây dựng chương trình cafe doanh nhân theo chủ đề và làm việc hàng tuần, hàng tháng, hàng quý với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các doanh nhân, các ca sĩ…

Nói về mô hình này, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Hữu Thập chia sẻ: “Café doanh nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành, mà trước đó, chắc chắn việc gặp gỡ đầy đủ được các lãnh đạo đứng đầu của tỉnh cùng lãnh đạo sở ban, ngành là một việc rất khó khăn. Bên cạnh đó, mô hình này đã giúp rút ngắn khoảng cách của DN với lãnh đạo tỉnh, là một “cơ chế mềm” giải quyết có hiệu quả những khó khăn vướng mắc của DN. Đặc biệt là sự “chụm đầu” lại của DN và lãnh đạo cơ quan Nhà nước đã giúp tìm ra hướng phát triển cho địa phương.,,,”

Đặc biệt,  theo cảm nhận của DN, sự lan tỏa của cafe doanh nhân đã làm thay đổi tư duy công chức- viên chức, từ “cưỡng bức” DN sang tự nguyện giúp đỡ và từ tư duy “hành là chính” sang phục vụ DN.

Theo TS Vũ Tiến Lộc,  mô hình cafe doanh nhân đã tạo không gian tương tác giữa chính quyền và DN. Do đó, VCCI đã chính thức kêu gọi các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp cả nước tạo chuỗi cà phê doanh nhân….

Đây sẽ là nơi đưa ra những sáng tạo, những sáng kiến cải cách, lắng nghe tiếng nói của DN tư nhân, tăng cường đối thoại, tương tác hợp tác giữa chính quyền và DN tạo ra những cải cách mới. Đây là yêu cầu quan trọng của cải cách kinh tế tại Việt Nam…”- Chủ tịch VCCI khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Chủ động nắm bắt UKVFTA: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Anh

Ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương).
(PLVN) - Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa dư địa thị trường và lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), để xuất khẩu sang Anh sớm đạt mốc 10 tỷ USD.

Tham gia FTA: Cần gói hỗ trợ riêng để doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội xuất khẩu

Cơ quan nhà nước, chuyên gia, hiệp hội bàn luận về tình hình thực thi và tận dụng các FTA của doanh nghiệp.
(PLVN) - Việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, nhưng cũng kèm theo những thách thức về tiêu chuẩn khắt khe và rào cản kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần có riêng một gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu nhằm tận dụng được yêu cầu của các FTA.