Cách Thụy Sỹ từng bước bình thường hóa cuộc sống trong đại dịch COVID-19

Thụy Sĩ đã thực hiện phong tỏa trong nhiều tuần. Ảnh: Swissinfo
Thụy Sĩ đã thực hiện phong tỏa trong nhiều tuần. Ảnh: Swissinfo
(PLVN) - Chính phủ Thụy Sỹ đã tuyên bố kế hoạch ba giai đoạn của mình để khôi phục Thụy Sĩ về trạng thái bình thường trong cuộc khủng hoảng virus corona đã cướp đi hơn 1.200 sinh mạng.

Tổng thống Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga nói trong một cuộc họp báo hôm 16/4 rằng: "Điều này sẽ cho chúng ta tất cả viễn cảnh cho tương lai gần và các doanh nghiệp có thời gian để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại theo các quy tắc phòng ngừa xã hội và vệ sinh".

Bộ trưởng Nội vụ Alain Berset cho biết Chính phủ đã chọn "chiến lược rút lui thận trọng trong dịch Covid-19". Theo đó, Thụy Sĩ sẽ bắt đầu nới lỏng phong tỏa từ ngày 27/4, cho phép một số dịch vụ như làm tóc và vườn trung tâm mở lại cửa. Trẻ em có thể trở lại trường học bắt buộc từ ngày 11/5. Từ ngày 8/6, các cơ sở giáo dục đại học, bảo tàng, sở thú và thư viện sẽ được mở lại nếu không có thêm sự bùng phát của đại dịch virus corona tại quốc gia này. 

Các hạn chế xã hội được Chính phủ áp đặt vào cuối tháng 2 và các biện pháp đã dần được thắt chặt. Các trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu đã buộc phải đóng cửa kể từ ngày 23/3 và kéo dài đến 26/4.

Các bệnh viện cũng sẽ được phép tiến hành các thủ tục không khẩn cấp từ ngày 27/4 cùng với việc dỡ bỏ các hạn chế của bác sĩ và các hoạt động thực hành nha khoa.

Các doanh nghiệp như tiệm làm tóc, massage, xưởng xăm và mỹ phẩm, bán hoa, cửa hàng tự phục vụ và vườn trung tâm cũng có thể mở lại trong giai đoạn đầu tiên của kế hoạch bình thường hóa.

Chính phủ tuyên bố, sẽ gỡ bỏ những quy định hạn chế đối với một loạt các sản phẩm có thể được bán tại các cửa hàng tạp hóa. Các mặt hàng không phải thiết yếu hàng ngày cũng sẽ được tiếp tục kinh doanh. Các biện pháp hiện đang hạn chế dịch vụ tang lễ ngay lập tức cũng sẽ được dỡ bỏ trong giai đoạn này.

Thụy Sỹ cũng chuẩn bị cho các công ty vận tải công cộng hoạt động trở lại và xem xét ý kiến về việc cho các nhà tổ chức các sự kiện đại chúng, đáng chú ý là các lễ hội âm nhạc, các cuộc thi thể thao cũng như các cuộc biểu tình chính trị hoạt động.

Tuy nới lỏng các hạn chế xã hội nhưng Bộ trưởng Nội vụ Alain Berset cho biết vẫn cấm đối với các cuộc tụ họp công cộng và hơn năm người, đồng thời khuyến nghị thực hiện các hướng dẫn vệ sinh chống dịch.

Chính phủ cũng yêu cầu những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh không phải quay lại làm việc và các công ty có nghĩa vụ bảo vệ những người lao động như vậy. 

Sau khi nới lỏng phong tỏa, các bang sẽ tiếp tục theo dõi và cách ly những người nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây truyền thêm. "Cuối cùng là chiến lược mở rộng xét nghiệm, theo dõi liên lạc và một ứng dụng cung cấp thông tin về các liên hệ với những người bị nhiễm bệnh sẽ được phát triển" - Chính phủ thông báo.

Ngày 29/4, Chính phủ Thụy Sỹ sẽ đưa ra quyết định về việc có nên tiến hành giai đoạn hai của các biện pháp hay không. Theo Chính phủ Thụy Sỹ, chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo phụ thuộc vào việc không có sự gia tăng đáng kể nào trong các trường hợp nhiễm Covid-19. "Phải có đủ thời gian giữa mỗi giai đoạn để có thể quan sát được các hiệu ứng. Các tiêu chí là số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong, và tỷ lệ lấp đầy bệnh viện" - Chính phủ lý giải.

Trong khi đó, Chính phủ đã quyết định cấp tài chính cho các dự án kinh doanh đơn lẻ như là một phần của gói cứu trợ lớn để ngăn chặn thất nghiệp. Động thái này gây áp lực chính trị trong vài tuần qua. Dự kiến khoảng 1,3 tỷ CHF (1,4 tỷ USD).

Bộ trưởng kinh tế Guy Parmelin cho biết, thêm 20 triệu CHF (20,6 triệu USD) đã được dành cho một dự án nghiên cứu đặc biệt Covid-19. Chính phủ đã cam kết hỗ trợ tài chính 42 tỷ CHF (43,3 tỷ USD), bao gồm các khoản vay và trợ cấp thất nghiệp trong thời gian ngắn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.