Cách phòng tránh còi xương cho trẻ trong mùa lạnh

Chia sẻ trong chương trình “Ngày hội của bé” diễn ra hôm qua, 25.11, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: trong mùa đông, các bậc cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Chia sẻ trong chương trình “Ngày hội của bé” diễn ra hôm qua, 25.11, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: trong mùa đông, các bậc cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Nuôi dưỡng con khỏe mạnh luôn là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều khi do chăm sóc trẻ không đúng cách nên mặc dù rất chăm nhưng con vẫn bị còi xương. Thực tế tại Việt Nam hiện nay có tới 17% trẻ suy dinh dưỡng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trẻ cần được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, Mỗi lứa tuổi sẽ cần được đáp ứng các chế độ dinh dưỡng khác nhau để cung cấp đầy đủ năng lượng.

Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong bữa ăn mỗi gia đình cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, đường bột, chất béo, Vitamin và các khoáng chất. 

Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lựa chọn thực phẩm đa dạng cho bữa ăn gia đình, mỗi ngày nên sử dụng 20 loại thực phẩm khác nhau.

Các bà mẹ mới sinh không được quên nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ, cho đến khi trẻ đủ 6 tháng tuổi thì có thể cho sử dụng những sản phẩm sữa bên ngoài.
a
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm giao lưu với các bậc cha mẹ và  trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các vấn đề dinh dưỡng trẻ em

 Nếu trẻ thiếu cân so với tuổi, nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn. Bên cạnh 2 bữa chính, nên cho trẻ ăn 3-4 bữa phụ trong ngày như cháo, súp, sữa. Trẻ cần tối thiểu ½ lit sữa mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng. Lưu ý bổ sung các thực phẩm có vitamin D cho trẻ. 

Đặc biệt, với tiết trời ảm đạm của mùa đông, các bậc cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì nếu  trẻ em được nuôi kỹ trong nhà, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ bị bệnh thiếu vitamin D gây ra những rối loạn phát triển xương dẫn đến bệnh còi xương.

Trong mùa đông nhưng có nhiều trẻ hay ra mồ hôi trộm. Đây là dấu hiệu của việc trẻ bị thiếu Vitamin D3. Vì vậy, ngoài cung cấp đầy đủ đa dạng các dưỡng chất trong bữa ăn, cần chú ý bổ sung vitamin D3 bằng cách uống đủ lượng sữa…

Trong chương trình, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm còn trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các vấn đề dinh dưỡng mà trẻ em gặp phải như: mất cân bằng dinh dưỡng, dinh dưỡng thiếu hợp lý, thấp còi hoặc thừa cân béo phì đồng thời  đưa ra những phương pháp dinh dưỡng hợp lý, đúng thời điểm để phù hợp với chức năng của đường tiêu hóa của trẻ.

Chương trình “Ngày hội của bé” là một hoạt động ý nghĩa do Ban quản trị diễn đàn “Vibeyeu.com.vn” tổ chức với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam (VNA-Pharm).

Nhân dịp này, “Câu lạc bộ Vì bé yêu” chính thức ra mắt, hoạt động dưới sự chủ trì của Ban quản trị diễn đàn Vibeyeu.com.vn.

Với mong muốn xây dựng cộng đồng “Vì bé yêu” là nơi gắn kết mọi cha mẹ để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi dưỡng con một cách tốt nhất, CLB ra đời là nơi kết nối các bậc cha mẹ với nhau, cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển năng lực học hỏi của trẻ nhằm tạo dựng một thế hệ tương lai đầy tài năng. Đến với CLB các mẹ sẽ nhận được những kinh nghiệm bổ ích trong việc nuôi dậy trẻ, các bé sẽ được thảo sức vui chơi, sáng tạo, được học hỏi, khám phá nhiều điều mới mẻ. 

Trong chương trình, Ban tổ chức đã dành tặng 500 phiếu mua hàng giảm giá 10% dành tặng cho các khách mời tham dự. Đặc biệt, khi mua sản phẩm sữa Physiolac, sữa Kanny, sữa đậu nành và gạo lức, khách hàng còn được tặng kèm quà tặng của nhà tài trợ. 

Hồng Anh

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.