Cách nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Cùng tìm hiểu cách nhận biết, theo dõi, chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ trong bài viết dưới đây theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cùng tìm hiểu cách nhận biết, theo dõi, chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ trong bài viết dưới đây theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

1. Khi nào nghi ngờ con bị nhiễm COVID -19?

Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (sốt và có ít nhất một triệu chứng của bệnh đường hô hấp: Ho, đau họng, khó thở…) và có một trong những điều kiện sau:

Có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19:

- Tiền sử ở/đi/đến/qua vùng dịch tễ (là những vùng có ghi nhận ca COVID-19 mắc COVID-19, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động) trong thời gian 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

- Tiền sử tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 hoặc tiền sử tiếp xúc gần với ‎các trường hợp nghi ngờ/hoặc ca bệnh trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các ‎triệu chứng. Bao gồm:

+ Tiếp xúc tại các cơ sở y tế (tiếp xúc với nhân viên y tế mắc ‎COVID-19.

+ Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc ‎COVID-19).

+ Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2m với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID19 trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Cùng lớp học (nhà trẻ, trường học…) với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh ‎nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Cùng nhóm đi du lịch, vui chơi, với ‎ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.

+ Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ‎ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ ‎mắc bệnh...

- Trẻ nhập viện với các triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ‎nặng nhưng không giải thích được bằng các nguyên nhân khác.

- Trẻ có xét nghiệm test nhanh với SARS-CoV-2 dương tính.

2. Khi nào xác nhận trẻ bị nhiễm bệnh?

Là tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có xét nghiệm dương ‎tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR.

3. Trẻ nhiễm COVID-19 có biểu hiện thế nào?

Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày.

Khởi phát bệnh, trẻ có một hay nhiều triệu chứng như:

Sốt.

Mệt mỏi.

Đau đầu.

Ho khan.

Đau họng.

Nghẹt mũi/sổ mũi,.

Mất vị giác/khứu giác.

Nôn và tiêu chảy, đau cơ...

Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn: Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc ‎(tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; ‎bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau ‎họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Chỉ khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).

Các yếu tố tiên lượng nặng: Trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh…

Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (dưới 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền.

Thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

4. Điều trị COVID-19 cho trẻ thế nào?

Trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2, không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Từ mức độ trưng bình trở lên cần nhập viện điều trị.

Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã/phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh.

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống.

- Khó thở, cánh mũi phập phồng.

- Tím tái môi đầu chi.

- Thở rút lõm lồng ngực.

- SpO2 dưới 95%.

4.1 Điều trị COVID-19 mức độ nhẹ, không dùng thuốc

- Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ từ 2 tuổi trở lên.

- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.

- Đảm bảo dinh dưỡng: Cho bú mẹ đầy đủ (nếu trẻ còn bú mẹ), ăn đầy đủ các dinh dưỡng bổ sung (nếu trẻ đã ăn dặm).

- Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho trẻ.

- Nếu là trẻ lớn, hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

- Theo dõi trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở ‎nhanh/khó thở. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định).

Báo với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường:

+ Sốt trên 38 độ C.

+ Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ.

+ Trẻ kêu đau rát họng, ho.

+ Trẻ cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở.

+ Trẻ bị tiêu chảy.

+ Đo SpO2 dưới 96%.

+ Trẻ mệt, không chịu chơi.

+ Trẻ ăn/bú kém

4.2 Điều trị bằng thuốc

- Kháng thể kháng virus: Chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, cân nặng từ 40kg trở lên và có yếu tố nguy cơ cao diễn biến nặng (trẻ có mắc bệnh nền và không có chống chỉ định dùng thuốc).

Trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ/trung bình chưa phải hỗ trợ oxy và thời gian bị bệnh dưới 10 ngày và được sự đồng ý của người giám hộ. Thuốc chỉ sử dụng trong bệnh viện.

Thuốc casirivimab liều 600mg + imdevimab liều 600mg. Dùng liều duy nhất.

Điều trị hỗ trợ

- Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ từ 38.5 độ C, dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

- Thuốc điều trị ho, ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.

- Có thể dùng vitamin tổng hợp và khoáng chất.

- Điều trị bệnh nền theo phác đồ nếu có.

5. Dinh dưỡng cho trẻ mắc COVID-19 nhẹ và vừa, không cần thở oxy

- Nếu trẻ chỉ ăn lượng ăn dưới 70% nhu cầu, bổ sung công thức năng lượng cao 0,75-0,8kcal/ml (trẻ < 12 tháng) và 1-1,2 kcal/ml (trẻ > 12 tháng).

- Trẻ trên 2 tuổi cần tiêu thụ 500ml sữa công thức/ngày.

- Với trẻ không bú mẹ, lượng sữa công thức được tính như sau:

+ Trẻ 8 tuần tuổi: tiêu thụ 800ml sữa/ngày.

+ Trẻ dưới 8 tuần: số ml sữa = 800 - 50 x (8 - n); n là số tuần tuổi của trẻ.

+ Trẻ trên 2 tháng: số ml sữa = 800 + 50 x (n –2); n là số tháng tuổi của trẻ.

- Cung cấp đủ nước đặc biệt nước trái cây tươi nhiều vitamin (với trẻ đã lớn, ăn dặm).

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.