Cách nào chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Một kho hàng lực lượng quản lý thị trường thu giữ được bắt nguồn từ những livestream bán hàng, kiểm đếm vài ngày vẫn chưa hết. Hầu hết đều là hàng nghi giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Loại hàng hóa này ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, nhất là trong bối cảnh thương mại điện tử đang lấn át mạnh phương thức kinh doanh truyền thống.

Nhiều phương thức bán hàng trên mạng

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Số tiền xử phạt lên tới hơn 20 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) cho biết, thời gian qua, Tổng cục QLTT đã nỗ lực hết sức để bắt kịp xu hướng thời kỳ 4.0, khi nền tảng mạng phát triển chóng mặt. TMĐT trước đây chỉ là bán hàng trên website của DN, cao hơn là trên các sàn TMĐT. Nhưng hiện nay các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok cũng bán được hàng và đây mới chỉ là bước đầu của nền kinh tế số.

Chưa kể, mô hình TMĐT không chỉ ở một nơi, mà đa quốc gia, lãnh thổ, lĩnh vực. Đơn cử như vụ thu giữ ở Thanh Hóa ngay trước kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua. Đối tượng sử dụng 2-3 địa điểm, nơi bán hàng riêng, nơi livestream riêng và kho lại ở một chỗ khác. Trong khi rất khó tiếp cận các địa điểm này vì đôi khi đối tượng ở khu vực quân sự có đơn vị chức năng bảo vệ, ra vào rất khó khăn. Hoặc đối tượng sử dụng nhà riêng là nơi tập kết hàng, muốn khám nhà ở là nơi cất giấu theo luật phải có quyết định của chủ tịch UBND cấp quận, huyện.

“Nhưng để giải thích được và cho ra một quyết định khám nhà mất nhiều thời gian, trong lúc đó thì hàng hóa có thể bị tẩu tán mất. Hoặc một người có thể bán nhiều hàng hóa, sản phẩm khác nhau, không phải của mình, chỉ cần có đơn hàng là mua chỗ khác chuyển về. Mô hình linh động như vậy gây ra khó khăn cho lực lượng QLTT và cơ quan chức năng nói chung. Do đó, công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, xâm phạm bản quyền sẽ gặp nhiều khó khăn trên không gian mạng” - ông Lê nói.

Ông Vũ Anh, Giám đốc chiến lược sàn TMĐT Voso cũng cho rằng, hàng giả, hàng nhái là vấn đề rất nhức nhối của thị trường nói chung và TMĐT nói riêng. Thực tế hiện các sàn TMĐT cố chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút được nhiều người bán trên đó nên chưa chặt chẽ trong các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa. Điều này tạo ra tình trạng trong số các hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái.

Chủ sàn phải chịu trách nhiệm với hàng hóa

Ông Lê khẳng định, hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu trên các nền tảng TMĐT chưa cao không phải do cơ quan chức năng. Bởi có tới 4 yếu tố để đạt được hiệu quả đó, trong đó có yếu tố “đây đều là những vấn đề mới ở Việt Nam, chưa có tiền lệ, cần học từ các nước tiên tiến để áp dụng trong nền kinh tế thị trường thì mới bắt nhịp được”.

Ngoài ra, còn yếu tố khá quan trọng là vai trò của các chủ sàn TMĐT. Hiện các nhà cung cấp nền tảng kinh doanh trên mạng mới chỉ là theo dõi đơn hàng trong khi về bản chất người tiêu dùng (NTD) cần biết sản phẩm có đáp ứng yêu cầu đặt mua hay không. Ông Lê cho biết, ông đã từng mua một số sản phẩm ở sàn Alibaba. Sàn này có chế độ bảo vệ người mua trong vòng 15 ngày, khi người mua nhận hàng trong 15 ngày nếu không đáp ứng được yêu cầu có quyền trả lại, sàn TMĐT sẽ trả lại tiền. Đấy là cách vừa bảo vệ NTD vừa tránh được hàng hóa buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng.

Chưa kể, theo ông Lê, nếu NTD nhỡ mua phải một sản phẩm kém chất lượng thì người mua chỉ có thể phản ánh lại với sàn TMĐT, trong khi sàn chậm giải quyết, thậm chí có nơi không giải quyết và người mua thì không biết người bán ở đâu, bởi nguyên tắc của sàn là không cho biết danh tính người bán (vì nếu biết sàn sẽ không có hoa hồng trung gian). Do đó, chỉ khi các sàn TMĐT vào cuộc với trách nhiệm cao thì hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên TMĐT mới dần được giải quyết.

Ông Vũ Anh chia sẻ thêm về cách hạn chế hàng giả, hàng nhái trên voso.vn. Theo đó, khi các đối tác đưa sản phẩm hàng hóa lên sàn bán thì điều đầu tiên phải làm là mã số thuế, các thông tin của DN bán hàng phải đầy đủ.

“Nếu có tình trạng hàng giả, hàng nhái thì Voso sẽ trực tiếp đứng ra đền bù trước, sau đó mới kiểm tra xem đơn vị nào chịu trách nhiệm trong vấn đề này. Quan điểm của chúng tôi coi NTD là số 1 và sẽ chịu trách nhiệm trước; Đồng thời phối hợp với tất cả các bên (bán và NTD) để đưa ra giải pháp phù hợp nhất trên cơ sở chúng tôi luôn chịu trách nhiệm trước NTD” - ông Vũ Anh nói.

Như vậy, vấn đề nhức nhối này chỉ có thể giải quyết bằng cách sự vào cuộc của các cơ quan bộ, ban, ngành; Đồng thời đưa ra các khung pháp lý cơ chế chính sách phù hợp, “buộc” trách nhiệm của chủ sàn TMĐT với hàng hóa bày bán trên sàn.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.

Đọc thêm

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2023

Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn PC Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị
(PLVN) - Năm 2023, cán bộ viên chức lao động Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) quyết tâm đổi mới và bứt phá, tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng cao nhiệt huyết, lòng yêu nghề để hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, qua đó khẳng định vai trò của ngành Điện đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Thúc đẩy ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển

Quang cảnh Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia (ảnh Ngọc Anh)
(PLVN) - Là mục tiêu hướng tới của Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia “Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia” lần thứ nhất do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức vào ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át thị trường Việt Nam

Cần thay đổi chính sách để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ xe nguyên chiếc cho các hãng FDI. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đều có lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí tới 80-90% tổng lượng xe bán ra, mặc dù đã đầu tư nhà máy tại Việt Nam từ rất lâu. Nếu không thay đổi chính sách, nguy cơ Việt Nam bị biến thành thị trường tiêu thụ ô tô nguyên chiếc cho FDI là rất lớn.

VBF 2023: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Phiên họp
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn,Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn cho mục tiêu tăng trưởng xanh…

Đề xuất thuế TTĐB với đồ uống không cồn: Doanh nghiệp kiến nghị cân nhắc kỹ tác động

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Không chỉ điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu, bia, Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), bổ sung cả đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Những đề xuất này khiến doanh nghiệp lo lắng, kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ tác động.

Dự án mở rộng quốc lộ 6 nguy cơ chậm tiến độ

Mặt đường QL6 đoạn qua Hà Đông xuống cấp.
(PLVN) -  Sau lễ khởi công rầm rộ vào cuối năm ngoái, hiện dự án mở rộng quốc lộ (QL) 6 đoạn Ba La - Xuân Mai (Hà Nội) khá im ắng. Đây là đoạn đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông cao, đường đang ngày càng xuống cấp, rất cần thực hiện dứt điểm dự án này.

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến

Hà Nội đặt mục tiêu trên 90% hồ sơ quyết toán thuế theo phương thức trực tuyến
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã lên kế hoạch đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT) qua phương thức trực tuyến, trong đó phấn đấu số lượng hồ sơ quyết toán thuế (QTT) của cá nhân gửi đến cơ quan thuế theo phương thức điện tử đảm bảo đạt trên 90%.

Tìm cách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua biên giới

Đường sắt kỳ vọng trở thành phương thức lưu thông hàng hóa thuận lợi giữa Việt Nam - Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, việc phải tận dụng đồng loạt các cửa khẩu và đẩy mạnh hạ tầng logistics kết nối 2 nước đã được đặt ra, để hàng hóa Việt có thêm cánh cửa đến với thị trường tỷ dân.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục kiến nghị gỡ khó
(PLVN) -  Chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trong kinh doanh xăng dầu được chia cho 3 khâu đầu mối - phân phối - bán lẻ nhưng suốt thời gian qua, doanh nghiệp bán lẻ cho rằng không được hưởng phần quy định này, khiến cho việc kinh doanh rơi vào tình thế khó khăn.