Cách giữ an toàn khi con học online, ở nhà một mình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sự lơ là của người lớn có thể khiến trẻ em gặp hiểm họa, tiềm ẩn tai nạn cho chính trẻ và người xung quanh, cá biệt có trường hợp tử vong như ở Hà Nội mới đây... Công an và các trường học đưa ra khuyến cáo bảo đảm an toàn khi trẻ học online, ở nhà một mình.

Sáng 10/9, trong quá trình học online, bé trai H.H.D (sinh năm 2011, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) dùng que ngoáy tai bằng sắt chọc một đầu vào dây nguồn của laptop rồi cầm chọc vào ổ điện. Hậu quả, D bị điện giật, được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đống Đa nhưng không qua khỏi.

Sau tai nạn đau lòng trên, nhiều trường tại Hà Nội khuyến cáo phụ huynh cách đảm bảo an toàn khi cho con em sử dụng máy tính.

Trường Tiểu học Ái Mộ A (quận Long Biên, Hà Nội) gửi khuyến cáo tới phụ huynh, học sinh.

Trường Tiểu học Ái Mộ A (quận Long Biên, Hà Nội) gửi khuyến cáo tới phụ huynh, học sinh.

Công an TP Hà Nội cũng đã có những lưu ý đối với phụ huynh thời điểm dịch bệnh COVID - 19 diễn biến phức tạp, học sinh, trẻ nhỏ học online và phải tự chơi, tự sinh hoạt, tự quản tại nhà.

Theo đó, Công an TP Hà Nội khuyến cáo, trong trường hợp buộc phải để con ở nhà mà không có ai bên cạnh, phụ huynh cần đảm bảo bé đã có khả năng tự chăm sóc cơ bản cho bản thân.

Đồng thời, phụ huynh cần có biện pháp giới hạn không gian vui chơi, hoặc phải giáo dục trẻ nhỏ tránh xa khu vực cầu thang bộ, cửa sổ, ban công khi vui chơi đề phòng ngã từ trên cao. Để, đặt các loại đồ chơi của trẻ tại các khu vực thấp, trên mặt sàn, hạn chế cất giấu những đồ chơi thường dùng của trẻ ở các vị trí cao như nóc tủ, kệ để đồ... vượt tầm cao của trẻ nhỏ gây sự tò mò, hiếu kỳ và leo trèo làm đổ các vật dụng gây tai nạn, thương tích;

Phụ huynh luôn chuẩn bị đồ ăn cho con trước khi ra khỏi nhà và dặn con giờ ăn, ngủ; gọi điện về cho con ít nhất 2 tiếng đồng hồ một lần;

Khóa bình ga, tắt bình nóng lạnh, dùng băng keo dán các ổ cắm điện mà trẻ dễ tiếp cận trong nhà. Dạy bé nhận biết các thiết bị điện và các vật gây nguy hiểm, đồng thời nghiêm cấm bé không được sờ vào;

Tuyệt đối không được khóa cửa nhốt con ở trong nhà mà không để lại chìa khóa cho con. Vì nếu lỡ trong nhà có hỏa hoạn hoặc mối nguy hiểm thì bé sẽ không thể thoát ra được và người khác cũng không thể cứu giúp kịp thời;

Dặn con tuyệt đối không được bước chân ra khu vực ban công;

Chuẩn bị cho con sách, truyện mà bé muốn đọc hoặc đồ chơi mà bé yêu thích. Cho phép bé xem tivi, chơi máy tính, điện thoại nhưng cần đặt giới hạn các chương trình mà bé được phép xem;

Hướng dẫn con cách tự cầm máu và chuẩn bị sẵn băng, gạc… hướng dẫn con cách xử lý khi có người bấm chuông, gọi cửa. Tuyệt đối không được tự ý ra khỏi nhà khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ…

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.