Các quy tắc ứng xử ở châu Á - Thái Bình Dương phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Đại sứ Phạm Quang Vinh (ngoài cùng bên phải) tại buổi tọa đàm
Đại sứ Phạm Quang Vinh (ngoài cùng bên phải) tại buổi tọa đàm
(PLO) - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh khẳng định như vậy khi tham dự toạ đàm về “An ninh châu Á – Thái Bình Dương” do Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society tổ chức tại Washington vừa qua.

Tại Tọa đàm, Asia Society cũng đã công bố báo cáo“Duy trì hoà bình tại châu Á: Xây dựng thể chế an ninh lâu dài khu vực” của Viện. Trong giới thiệu về báo cáo, Chủ tịch Kevin Rudd cho rằng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có những biến đổi và chuyển dịch đáng chú ý, với sự trỗi dậy và gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc, cùng nhiều thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống, như Biển Đông, Triều Tiên, biến đổi khí hậu, khủng bố... Điều này đặt ra thách thức cần tăng cường và đổi mới các cấu trúc an ninh khu vực nhằm bảo đảm được nền hoà bình lâu dài.

Báo cáo của Asia Society cũng đã đưa ra một số đề xuất để các nước khu vực xem xét, trong đó trọng tâm là về cơ chế Cấp cao Đông Á (EAS), cho phép EAS vai trò lớn hơn trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp. Ông Shivshankar Menon, một đồng tác giả của Báo cáo cho rằng, để giải quyết các thách thức mới của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần một cấu trúc an ninh đủ tin cậy, năng động, cởi mở và chuyên nghiệp hơn, có khả năng ứng phó được với các thách thức bao gồm cả về an ninh hàng hải, an ninh mạng, các vấn đề quân sự và xử lý khủng hoảng. 

Chia sẻ ý kiến tại buổi toạ đàm, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh vai trò của các cơ chế khu vực trong việc thúc đẩy xây dựng lòng tin và hợp tác về hoà bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực. Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, bài học kinh nghiệm cho thấy, việc xây dựng cấu trúc khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với tính đa dạng của khu vực; xây dựng các quy tắc ứng xử ở khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế; tiếp tục củng cố và tăng cường các cơ chế hiện có ở khu vực theo hướng hiệu quả hơn. 

Trước đó, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã thăm chính thức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và bang Hawaii. Tại cuộc gặp với Thống đốc Hawaii David Ige, Đại sứ đã mời Thống đốc bang Hawaii thăm Việt Nam và bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam, các địa phương Việt Nam với bang Hawaii, trong đó có kinh tế, thương mại, giáo dục…

Khi thăm Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM), Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có các cuộc gặp với Đô đốc, Tư lệnh PACOM Harry Harris, Đô đốc, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift và Thiếu tướng, Phó Tổng Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Charles Flynn. Tại các cuộc gặp, Đại sứ mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại, an ninh hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, cũng như tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giải quyết hậu quả chiến tranh, tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn, tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích trong chiến tranh. 

Đô đốc, Tư lệnh Harry Harris và các tướng lĩnh Mỹ đều đánh giá cao hợp tác quốc phòng giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực và kết quả chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam; nhất trí đánh giá chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Donald Trump sẽ phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước cũng như của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ mong muốn tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN, vì hoà bình, hợp tác và phát triển, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hoà bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). 

Trong chuyến thăm, Đại sứ Phạm Quang Vinh cũng tới thăm tàu Cảnh sát biển 8020 đang neo đậu tại Hawaii và thuỷ thủ đoàn của tàu, chúc các thuỷ thủ có đợt tập huấn thành công, thực sự làm chủ con tàu, góp phần vào việc tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát Biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu tuần tra Mỹ bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam vào tháng 5/2017.  

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.