Không còn nghi ngờ gì nữa khi năm 2012 được xem là năm khởi đầu cho công cuộc tái cấu trúc đầy quyết liệt. Chưa bao giờ chúng ta lại chứng kiến một sự đồng thuận mạnh mẽ, rộng rãi đến như vậy. Hãy nghe họ nói và kỳ vọng…
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh: Tái cấu trúc đồng bộ với các chính sách tài khóa, tiền tệ đúng đắn…
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh |
Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ tập trung nguồn lưc đẩy mạnh việc cơ cấu lại nền kinh tế. Trước mắt, trong năm 2012 tập trung vào 3 lĩnh vực: Cơ cấu lại đầu tư trọng tâm là đầu tư công: Cơ cấu lại DN, trọng tâm là DNNN; Cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại.
Cả 3 nội dung tái cấu trúc trên phải thực hiện đồng bộ với các chính sách tài khóa tiền tệ đúng đắn cùng với việc thực hiện 3 khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập mới môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trọng tâm là các công trình trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi, ứng phó biến đổi khí hậu, điện, hạ tầng đô thị…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ: Tái cấu trúc phải làm cho DNNN mạnh hơn…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ |
Xuyên suốt quá trình cải cách, đổi mới DNNN từ trước đến nay và nhiệm vụ tái cấu trúc DNNN hiện nay mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước, cần phải quán triệt sáu quan điểm chính: Thứ nhất, chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết trong đó có công cụ quan trọng là DNNN:
Thứ hai, tái cấu trúc không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà phải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quá trình tái cấu trúc phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng.
Thứ ba, tái cấu trúc DNNN phải thực hiện trên cả phương diện vĩ mô và vi mô;
Thứ tư, thực hiện tái cấu trúc DNNN trên 5 phương diện chủ yếu là ngành nghề, tài chính, quản trị DN, quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật. Đồng thời, thực hiện tái cấu trúc theo thực thể. Kiên quyết thực hiện tái cấu trúc DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý theo nguyên tắc giảm về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Thứ năm, đổi mới triệt để hệ thống nông, lâm trường quốc doanh; Thứ sáu, kiên định mục tiêu mềm dẻo trong hình thức và phương thức tổ chức thực hiện, không tuyệt đối hóa, duy ý chí, không sử dụng mệnh lệnh hành chính trong quá trình tái cấu trúc trong bán, giải thể, sáp nhập, phá sản và thành lập mới DNNN…
…VÀ KỲ VỌNG * PGS.TS Hoàng Trần Hậu, Phó Giám đốc Học viện Tài chính: - Tái cấu trúc để tạo ra hệ thống mới tốt hơn chứ không phải là sự “khai tử” đối với DNNN. Việc này sẽ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức, lợi ích của rất nhiều chủ thể trong đó có cản nhóm lợi ích nhưng sẽ là một cuộc cách mạng, tạo ra sự đột phá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế dất nước nếu Đảng, Chính phủ, các Bộ ngành và DN quyết tâm thực hiện triệt để, trong đó sự quyết tâm của Chính phủ là then chốt… * PGS.TS TRần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: - Một chương trình tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ, triệt để đang được thiết kế dưới áp lực gay gắt của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đó sẽ là một chương trình mang tính tổng thể, hệ thống với những “tọa độ đột phá” mạnh. Nếu chương trình này được thực thi một cách mạnh mẽ và nhất quán sẽ mở ra cơ hội lớn cho một giai đoạn bứt phá và bùng nổ phát triển mới của Việt Nam… |
T. LAN – L. LAN – H.THẮNG (thực hiện)