Các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi: Phát huy tính thân thiện

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp
(PLO) - Hôm qua (3/11), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu, Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Nghị định quy định chi tiết về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự đã họp để trao đổi, thống nhất một số vấn đề.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định là quy định vấn đề thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục sau khi đã có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, bao gồm: trình tự, thủ tục giám sát, giáo dục; quyền, nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phát sinh từ thời điểm UBND cấp xã nhận được quyết định áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất.

Về cơ quan làm đầu mối, tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục tại địa phương đối với người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự, hầu hết các ý kiến đều đề nghị giao cho Công an cấp xã làm đầu mối thay vì giao cho công chức văn hóa – xã hội hoặc để Chủ tịch UBND tự lựa chọn và quyết định đơn vị đầu mối tham mưu. Bởi lẽ trong lĩnh vực này, cơ quan Công an là đơn vị chuyên nghiệp, có điều kiện và có kinh nghiệm nhất, đồng thời điều này cũng phù hợp với thực tế hiện nay là cơ quan Công an được giao nhiệm vụ lập và quản lý hồ sơ cũng như tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã trong việc giám sát, giáo dục các đối tượng chấp hành án hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính ở ngoài xã hội.

Về việc giao thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục, các thành viên đều đề nghị quy định Chủ tịch UBND cấp xã quyết định giao cho một cá nhân cụ thể như cán bộ làm công tác xã hội, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ đoàn, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh… làm nhiệm vụ nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân và đảm bảo tính chuyên môn hóa trong việc thực hiện giám sát, giáo dục.

Đại diện VKSNDTC cho rằng cần gắn kết rõ hơn nữa trách nhiệm của cơ quan đầu mối và người trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát, giáo dục. Việc giao cho cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là hợp lý nhưng cần cân nhắc, xem xét theo thứ tự ưu tiên, nếu cha mẹ, người giám hộ đủ điều kiện, có nhân thân tốt, có văn bản cam kết thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục thì nên giao họ trước để biện pháp này phát huy tác dụng cao nhất. Còn đại diện đến từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất giao cho người làm công tác trẻ em cấp xã đã được quy định trong Luật Trẻ em để đảm bảo tính khả thi.

Còn ông Nguyễn Phước Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho rằng Nghị định này cần làm nổi bật được tính thân thiện, nhân văn của chế độ giám sát, giáo dục so với các biện pháp tư pháp khác song vẫn phải thể hiện tính bắt buộc của nó để đảm bảo tính khả thi. Trong đó, cần đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. 

Theo quy định của BLHS năm 2015, một trong những nghĩa vụ của người được áp dụng biện pháp hòa giải là phải thực hiện việc bồi thường, xin lỗi người bị hại và cơ quan quyết định áp dụng biện pháp hòa giải sẽ ấn định thời gian thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định rõ là nghĩa vụ này có phải là điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự và giao người dưới 18 tuổi cho địa phương thực hiện việc giám sát, giáo dục hay không.

Về vấn đề này, đại diện VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an nêu lên thực tiễn hiện nay các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự khi các bên đã hòa giải thành và thực hiện xong các nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại, xin lỗi người bị hại, không có đơn khiếu nại và người bị hại có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, việc quy định thực hiện xong các nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại rồi mới ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự sẽ giúp hạn chế xảy ra các tranh chấp về dân sự.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 thì điều kiện để áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng là “khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự”. Theo quy định này, có khả năng xảy ra trường hợp người bị hại đồng ý hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự nhưng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện sau và người bị hại cũng đồng ý với việc đó. Trong trường hợp này, nếu người phạm tội có cam kết thực hiện hết nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và người bị hại cũng chấp nhận điều đó và cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định miễn trách nhiệm hình sự, áp dụng biện pháp hòa giải thì trong Nghị định này cũng cần có điều khoản quy định về việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó.

Ghi nhận và tiếp thu các ý kiến, Thứ trưởng Lê Tiến Châu nhận định, giao Công an xã làm đầu mối và giao cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát, giáo dục các đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự dưới 18 tuổi là hợp lý song cần quy định rõ về trách nhiệm phối hợp giữa Công an và các cơ quan, tổ chức liên quan, giữa đầu mối và người trực tiếp thực hiện. Để Nghị định đảm bảo tính khả thi, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, cần tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực tế ở xã, phường để nắm bắt được thực trạng, từ đó đưa ra các quy định phù hợp. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...