Cả xã hội đang quay lưng với môn Sử?

 “Nước Mỹ chỉ có lịch sử 200 năm nhưng trong số 5 môn thi tốt nghiệp của họ không bao giờ thiếu môn Sử, trong khi lịch sử đất nước ta những 4.000 năm thì môn Sử lại bị xem như môn thứ yếu” - TS.Nguyễn Văn Khoan (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) bức xúc khi trao đổi với PLVN.

“Nước Mỹ chỉ có lịch sử 200 năm nhưng trong số 5 môn thi tốt nghiệp của họ không bao giờ thiếu môn Sử, trong khi lịch sử đất nước ta những 4.000 năm thì môn Sử lại bị xem như môn thứ yếu” - TS.Nguyễn Văn Khoan (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) bức xúc khi trao đổi với PLVN.

Thưa ông, hiện tượng môn Sử nhiều điểm thấp đã được cảnh báo nhiều từ những năm trước, nhưng tới mùa thi năm nay vẫn có hàng ngàn điểm 0. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Trước hết, chính các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục đã không hiểu hết về vị trí của môn Sử. Trên thực tế, môn Lịch sử đã không được coi như một môn khoa học có tính giáo dục tình cảm con người, bao gồm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đạo đức của các bậc tiền nhân... Nếu một đứa trẻ không biết lịch sử, không tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc mình sẽ như thế nào khi chúng lớn lên? Khi cần bảo vệ Tổ quốc, liệu có thể lấy kinh tế thị trường, tài chính, ngân hàng... để làm vũ khí thay cho tinh thần dân tộc hay không?

TS. Nguyễn Văn Khoan
TS. Nguyễn Văn Khoan

Vậy theo ông thì tại sao giới trẻ lại thờ ơ với môn Sử?

- Nếu chỉ nhìn vào cuộc sống hôm nay, bất kì ai cũng hiểu rằng nếu theo Sử thì chỉ có nước... “đói”! Phụ huynh không muốn cho con theo Sử vì học xong, con khó xin việc. Trong nhà trường, môn Sử bị coi là môn phụ trong hệ thống chương trình, chỉ học khi phải thi. Trong khi Bộ GD&ĐT thì năm cho thi tốt nghiệp bằng môn Sử, năm không nên năm nào không nằm trong danh mục các môn thi tốt nghiệp thì môn Sử coi như bị lãng quên hoàn toàn. Nước Mỹ chỉ có lịch sử 200 năm nhưng trong số 5 môn thi tốt nghiệp của họ không bao giờ thiếu môn Sử, trong khi lịch sử đất nước ta những 4.000 năm thì môn Sử lại bị xem như môn thứ yếu.

Gia đình tôi có cả ngàn cuốn sách Sử, các cháu tôi đều rất thích Sử học nhưng lại không muốn làm nhà Sử học. Cả xã hội ngày nay đang quay lưng lại với môn Sử, bằng chứng là cử nhân ngành Lịch sử không được đón nhận khi ra trường. Không ít bộ phim về lịch sử đã được hoàn thành mà không có sự tham gia của các nhà Sử học. Thế nên mới có chuyện phim về lịch sử của chúng ta có nhiều “sạn”, thậm chí sai lịch sử. Thử hỏi như vậy thì giới trẻ sao có thể say mê Sử cho được? Thế nên, học sinh Việt Nam không hiểu về Sử, không phải lỗi của các em.

Theo ông, trong câu chuyện học sinh dốt Sử thì đâu là trách nhiệm của ngành giáo dục?

- Cả SGK môn Lịch sử, phương pháp giảng dạy lẫn trình độ giáo viên dạy môn này đang có quá nhiều chuyện phải bàn. Lâu nay chúng ta vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy theo lối áp đặt, thực ra đó không phải là cách dạy Sử  mà là cách đối phó với thi đua, tính điểm cho qua giờ.

Hiện tại Bộ GD&ĐT vẫn soạn SGK môn Lịch sử theo phương pháp không giống ai. Chẳng hạn  sách lớp 7 mời 3 giáo viên dạy sử ở 3 miền Bắc Trung Nam cùng viết chung, mà 3 ông này không quen biết và rất ít điều kiện gặp nhau. Như thế hỏi làm sao chúng ta có một bộ sách hay và hấp dẫn, chưa kể tới chuyện khập khiễng về kiến thức, tư duy.

Và nữa, cả Bộ lẫn người dạy sử đều đang làm việc theo quan niệm Sử là môn học thuộc lòng. Giáo viên vào lớp không có không gian sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc SGK, đến câu hỏi trên lớp cũng được ấn định sẵn trong SGK. Trong khi đó, chúng tôi ngay từ những năm 60 của thế kỉ trước đã được học Sử theo sơ đồ hóa, sau đó thầy giáo Sử kể chuyện và thổi hồn vào đó mà không lệ thuộc vào SGK.

Hội Khoa học Lịch sử đã nhiều lần đề đạt với Bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng khác phối hợp nghiên cứu để sửa lại chương trình SGK môn Lịch sử phổ thông nhưng tới nay vẫn chưa có câu trả lời.

Vậy “những việc cần làm ngay” hiện nay là gì, thưa ông?

- Tôi cho rằng, học sinh như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ cái gì thì sẽ được cái đó. Kể cả chúng ta không nói trực tiếp với các giới trẻ rằng, nếu theo ngành Sử học sẽ rất “đói” nhưng khi tất cả xã hội chạy theo khối ngành kinh tế thì có ai học Sử làm gì nữa? Trước mắt, môn Sử cần được đưa vào nhà trường là môn học bắt buộc. Môn học này phải được trao cho một vị trí ngang với môn Toán.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Nguyệt Thương (thực hiện)

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.