Cả nước hiện có 66 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19

hình ảnh minh hoạ
hình ảnh minh hoạ
(PLVN) -Tính đến ngày 24/7/2020, cả nước có 118 phòng xét nghiệm có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, trong đó có 66 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 31.000 mẫu/ngày. 

Nhằm tăng cường hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai công tác xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2, ngày 27/7/2020, Bộ Y tế đã ban hành Công văn Khẩn, gửi Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về việc giám sát, đánh giá, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay, trong thời gian qua với sự hỗ trợ của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các cơ sở xét nghiệm trong và ngoài ngành y tế đã xây dựng, củng cố, duy trì năng lực xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2, góp phần quan trọng trong công tác giám sát, phòng chống dịch kịp thời. 

Tính đến ngày 24/7/2020, cả nước có 118 phòng xét nghiệm có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, trong đó có 66 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 31.000 mẫu/ngày. 

Theo đó, đến nay cả nước đã thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR được gần 430.000 mẫu, trong đó xác định 418 mẫu dương tính với vi rút SARS-CoV-2, bao gồm 02 trường hợp (BN 416 và BN 418) mắc SARS-CoV-2 mới ghi nhận trong cộng đồng tại TP. Đà Nẵng.

Để tăng cường công tác xét nghiệm nhằm đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Viện trưởng triển khai thực hiện các nội dung sau:

Chỉ đạo các Nhóm hỗ trợ công tác xét nghiệm dịch bệnh COVID-19 được thành lập theo Quyết định 1620/QĐ-BYT ngày 09/4/2020 của Bộ Y tế: Tiếp tục việc đánh giá và công nhận năng lực xét nghiệm khẳng định vi rút SARS-CoV-2 cho các phòng xét nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực các đơn vị thực hiện xét nghiệm COVID-19 trong khu vực theo phân vùng quản lý.

Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại các địa phương trong thời gian qua, xác định những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động xét nghiệm và nhu cầu, kiến nghị của địa phương trong thời gian tới, báo cáo đề xuất với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng, cập nhật các quy trình xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2 bằng các sinh phẩm hiện đang lưu hành, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện xét nghiệm đảm bảo chất lượng.

Chủ động mua sắm các vật tư, sinh phẩm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2 bảo đảm đủ đáp ứng nhu cầu xét nghiệm trong giai đoạn có ca lây nhiễm trong cộng đồng; Thực hiện xét nghiệm khẳng định theo phân công; Hỗ trợ, chia sẻ sinh phẩm xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2 cho các phòng xét nghiêm đủ năng lực để sẵn sàng xét nghiệm trong trường hợp cần thiết./.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.