Cà Mau tìm giải pháp lâu dài đối phó sụt lún, sạt lở: Hơn 1.100 vụ sạt lở, sụt lún đất, phá hủy 25.000 mét đường

Các tuyến kênh trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau đều khô cạn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất gây thiệt hại lớn.
Các tuyến kênh trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau đều khô cạn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất gây thiệt hại lớn.
(PLVN) - Trước thực trạng diễn biến phức tạp của hạn hán, các tuyến kênh trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau đều khô cạn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất gây thiệt hại lớn, uy hiếp đời sống của nhiều hộ dân. Đi tìm giải pháp khắc phục cho trước mắt và lâu dài không phải là việc dễ dàng cho vùng đất phải hứng chịu hán hán hàng năm này.

Tình trạng sạt lở diễn ra trên các tuyến phòng hộ đê biển Tây, đoạn từ Kênh Mới – Cơi Năm, Đá Bạc (thuộc xã Khánh Bình Tây và Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).

Kỳ 1: Hơn 1.100 vụ sạt lở, sụt lún đất, phá hủy 25.000 mét đường

Theo dự báo của cơ quan chức năng, tỉnh Cà Mau bắt đầu mùa khô 2019-2020 bắt đầu từ tháng 11/2019 và có thể kéo dài đến tháng 5, thậm chí tới tháng 6/2020. Trong khi đó, tình hình sạt lở, sụt lún trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng, khó lường. 

Được biết, từ đầu mùa khô đến nay trong vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau cũng đã xảy ra hơn 1.200 vụ sạt lở, sụt lún đất. Riêng huyện Trần Văn Thời chịu ảnh hưởng lớn nhất hơn 1.100 vị trí. Thực trạng trên đã làm hư hỏng khoảng 25 km đường giao thông.

Tuyến đường Cơi 5A – Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún dài khoảng 35 mét, độ sâu khoảng 3,2 – 3,5 mét, giao thông bị chia cắt hoàn toàn.
 Tuyến đường Cơi 5A – Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) bị sụt lún dài khoảng 35 mét, độ sâu khoảng 3,2 – 3,5 mét, giao thông bị chia cắt hoàn toàn.

Ghi nhận của phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam, từ ngày 30/01/2020 đến ngày 7/04/2020 các tuyến trọng yếu Co Xáng, Cơi 5 - Đá Bạc  do tỉnh quản lý (đưa vào sử dụng năm 2005, nâng cấp sửa chửa năm 2019) đã xảy ra 8 điểm sụp lún, sạt lở đất.

Bên cạnh đó, đối với lộ giao thông nông thôn, huyện Trần Văn Thời cũng có 1.100 điểm sụp lún với chiều dài 23.289m (trong đó, 986 điểm sụp lún lộ bê tông, chiều dài trên 13.400m; lộ đất đen còn 75 tuyến, chiều dài 9.889m); nghiêm trọng nhất là các xã Khánh Hải, Khánh Hưng và Khánh Bình Đông, với chiều dài sụp lún của mỗi xã trên 04 km, một số tuyến kênh bị sụp lún nghiêm trọng như: Kênh Hãng, Kênh Công Điền, Kênh Bảy Huề, Kênh Mười Tân, Kênh Ông Bích, Kênh Cây Gừa, Kênh Trảng Cò,..

Trong đó, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây Cà Mau (đoạn Đá Bạc - Kênh Mới). Tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc. Tuyến đường Co Xáng - Cơi 5A - Đá Bạc bị sụp lún chia cách giao thông đến trung tâm xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi (Trần Văn Thời, Cà Mau). 

Ngoài ra, trên địa bàn xã Khánh Bình Tây, có 3 tuyến đường ô tô đều bị sụt lún nghiêm trọng. Ngoài tuyến đê đã nói trên thì tuyến Tắc Thủ - Đá Bạc (đoạn qua nông trường 402) có hai điểm sụt lún ăn sâu vào mặt đường từ 3 – 5 mét. 

Tuyến đường duy nhất còn lại từ Co Xáng – Cơi 5A – Đá Bạc, vừa qua, chính quyền xã Trần Hợi và xã Khánh Bình Tây phải liên tục dựng lên các rào chắn, biển cảnh báo vì việc sụt lún diễn ra hàng ngày, hàng tuần.

Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do tình trạng hạn hán, áp lực nước của tuyến sông không còn nên dẫn đến tình trạng sụt lún đường. Từ đầu mùa khô đến nay, riêng trên địa bàn xã Trần Hợi (Trần Văn Thời) xảy ra hơn 5 vụ sụt lún nghiêm trọng, khiến giao thông trên tuyến ngày càng trở nên khó khăn.

Anh Nguyễn Hoàng Nghĩa – Ngụ tại ấp Cơi Năm A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau).

Anh Nguyễn Hoàng Nghĩa – Ngụ tại ấp Cơi Năm A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) phản ánh: “Khu vực sụt lún ngay trước nhà tôi cũng hết sức bất ngờ, cũng may mắn là sự cố xảy ra vào buổi trưa, ít người qua lại nên không gây thiệt hại về người. 

Hiện tuyến đường bị sụt lún dài khoảng 35 mét, độ sâu khoảng 3,2 – 3,5 mét, giao thông bị chia cắt hoàn toàn, khi mùa mưa đến vùng canh tác lúa bên trong sẽ lâm nguy. Cũng mong các cấp chính quyền khắc phục sớm để giao thông thuận tiện cho người dân đi lại”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) – Sử Văn Minh, cho biết: Từ đầu mùa khô đến nay, vùng ngọt hóa của tỉnh đã xảy ra hơn 1.100 điểm sụt lún, sạt lở đất. Tình hình sụt lún, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh năm nay nặng hơn mùa hạn hán năm 2015-2016, gây thiệt hại nặng nề hơn. Ước thiệt hại gần 20 tỷ đồng.

Còn đối với xã thuộc bờ Nam Sông Đốc, hạn hán làm độ mặn tăng cao, gây thiệt hại và giảm năng suất trên 393 ha lúa – tôm, trong đó hơn 340 ha thiệt hại trên 70%. Ngoài hạn hán đã làm cho hơn 3.400 hộ dân địa phương thiếu nước sinh hoạt.

Che chắn, gia cố tạm bằng loại vật liệu địa phương 

Ông Nguyễn Cảnh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời) đi kiểm tra thực tế sự cố sụt lún tại ấp Cơi Năm A.

Trao đổi với PV báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Cảnh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời) cho biết: “Ngay sau khi xảy ra sự cố sụt lún, địa phương cũng đã phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả. 

Trước đó, trên tuyến đường Co Xáng - Cơi Năm A - Đá Bạc có rất nhiều đoạn rạn nứt, nguy cơ sụt lún cao. UBND xã Khánh Bình Tây cũng đã báo cáo các cơ quan, ban, ngành để xem xét tìm cách xử lý. Theo đó, nguyên nhân sụt lún ban đầu được xác định có thể do ảnh hưởng của hạn hán, nước trên kênh Cơi 5A cạn, đất bị co ngót, nền đất yếu nên đẩy bùn ra lòng kênh gây ra”. 

Tuyến đường qua địa phận ấp 2- Co Xáng (xã Trần Hợi, Trần Văn Trời, Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng.
 Tuyến đường qua địa phận ấp 2- Co Xáng (xã Trần Hợi, Trần Văn Trời, Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng.

Ông Ngô Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Trần Hợi, cho biết, “chính quyền địa phương cũng mới che chắn, gia cố tạm các đoạn có nguy sụt lún bằng loại vật liệu địa phương;

Đặt biển cảnh báo đường sụt lún nguy hiểm, vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức không gia tải, tăng tải các tuyến có nguy cơ cao bị sụt lún, sạt lở;

Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống những nơi nguy hiểm và tiến hành xử lý tạm đối với một số điểm sạt lở để đảm bảo giao thông, đi lại cho người dân”.

Tình trạng sụt lún đường giao thông không chỉ cản trở mà còn gây ra những nguy cơ tai nạn giao thông khi người dân lưu thông trên đường. Trước đó, sáng 22/3, thuộc tuyến đường Co Xáng - Cơi Năm A - Đá Bạc (đoạn giữa cầu Co Xáng và Cơi 5, cách Cơi Năm A khoảng 500 mét), đoạn qua ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời xảy ra sụt lún, mặt đường với chiều dài khoảng 45 mét, chiều sâu khoảng 2,5 mét. Thời điểm xảy ra sụt lún có 3 xe máy đang lưu thông rơi xuống, làm 4 người bị thương nhẹ.

Do đó, trước mắt, để đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến có sụt lún, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, “xã Khánh Bình Tây  cùng với các cơ quan chức năng đã tiến hành tuyên truyền, đặt biển cấm nhân dân và phương tiện lưu thông ở những vị trí có nguy cơ sạt lở, sụt lún nguy hiểm; đồng thời cũng gia cố lại những khu vực đã bị sụt trước đó” - ông Nguyễn Cảnh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã thông tin.

Phó Chủ tịch huyện Trần Văn Thời - Sử Văn Minh, nhấn mạnh: Mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài hơn nên thực trạng có thể còn phức tạp hơn”. Nhưng trước mắt, lãnh đạo Huyện cũng giao cho xã Trần Hợi và Khánh Bình Tây khắc phục những đoạn sạt lở, sụt lún nhẹ để cho người người dân đi lại. Còn chỗ sụt lún, sạt lở đất nặng phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát, tính toán để xin ngân sách cấp Tỉnh và Trung ương để đầu tư, giải pháp khắc phục sụt lún, sạt lở…

Kỳ 2: Tìm giải pháp khắc phục tạm thời và lâu dài

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.