Cà Mau hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xác định công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, vai trò của chủ rừng là yếu tố quan trọng, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân là yếu tố hàng đầu đối với kết quả bảo vệ, phát triển và PCCCR. Đó là yêu cầu của ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trong kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Khu vực rừng kinh tế trồng cây keo lai trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Khu vực rừng kinh tế trồng cây keo lai trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023 trên địa bàn Cà Mau: Tổng khối lượng trồng rừng 2.947ha, trồng rừng mới 301ha, trồng rừng sản xuất205ha, trồng lại rừng sau khai thác 2.646ha, trồng rừng phòng hộ 280ha, trồng rừng sản xuất 2.366ha và trồng cây phân tán 2.800.000 cây. Ngoài ra, kế hoạch còn chăm sóc rừng10.424ha, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ 42.154ha. Song song với việc khoanh trồng tái sinh rừng 610ha, khoanh trồng mới 70ha, khoanh trồng chuyển tiếp 540ha. Tổng các nguồn vốn thực hiện gần 190 tỷ đồng.

Vì vậy, để đạt được những kết quả kế hoạch trên, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan theo dõi, đôn đốc công tác trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới, trồng cây phân tán, khoanh trồng tái sinh rừng, khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ và chăm sóc rừng.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị rừng ngập mặn và phát triển du lịch sinh thái trên lâm phần. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức quản lý rừng tiếp tục thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững và đánh giá cấp chứng chỉ rừng.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau còn tăng cường vận động trồng cây phân tán trong nhân dân, trồng cây phòng hộ ven sông, kênh, rạch chống sạt lở bảo vệ đất đai. Lồng ghép với đó là công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ cây ven sông, cây phân tán, qua đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sạt lở, bảo vệ đất, bảo vệ tài sản nhân dân.

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy năm 2022.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy năm 2022, ông Lê Văn Sử Phó - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Trên lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghiệp, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện phương án bảo vệ và phát triển rừng bền vững đối với các đơn vị quản lý và xây dựng Đề án phát triển du lịch với những đơn vị chủ rừng có điều kiện, nhu cầu và những nơi có tiềm năng. Căn cứ vào quy định pháp luật khu vực lâm nghiệp để xây dựng phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Phải tư duy, kinh nghiệm và học hỏi kiến thức về phát triển du lịch, sản phẩm du lịch tạo sức hấp dẫn cho du khách”.

“Cà Mau cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, tập trung cho công tác quản lý rà soát lại quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất. Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, tổ chức kiểm tra thực trạng tình hình rừng để kịp thời thông báo cho các chủ rừng, cùng với ngành quản lý và chính quyền địa phương tăng cường công tác PCCCR, dựa vào diễn biến tình hình thực tế” - ông Lê Văn Sử yêu cầu.

Ông Lê Văn Sử lưu ý, đối với các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư chủ động xây dựng phương án PCCCR, đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với các tình huống, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng và phê duyệt kế hoạch PCCCR, cùng với việc triển khai thực hiện sớm công tác tập huấn, trang bị nghiệp vụ cho lực lượng trực PCCCR, các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã

Diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy tại khu vực lâm phần rừng tràm U Minh Hạ.

Diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy tại khu vực lâm phần rừng tràm U Minh Hạ.

Cũng tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy năm 2022, ông Nguyễn Văn Quân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp xây cất lò hầm than trái phép tại khu vực rừng ngập mặn; xây cất nhà trái phép trên tuyến đường Hồ Chí Minh; kiểm tra tình hình sạt lở ven biển đối với các khu rừng phòng hộ và khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; có biện pháp hạn chế một cách hiệu quả tình hình săn bắt, mua bán động vật hoang dã.

Đồng thời, duy trì và phát huy tốt công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và với các lực lượng khác như: Công an, quân đội, biên phòng, Chi cục Kiểm lâm vùng III và các tỉnh giáp ranh như Bạc Liêu và Kiên Giang trong quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Cùng với đó, rà soát các dự án trên đất lâm nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh theo đúng quy định, qua đó triển khai kế hoạch thực hiện trong năm 2023 đạt yêu cầu".

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Cà Mau còn tập trung chỉ đạo, quản lý bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất giảm đến mức thấp nhất các vụ việc chặt phá, khai thác trái pháp luật. Song song đó, thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng xói lở bờ biển, khôi phục đai rừng phòng hộ và nâng cao tác dụng của rừng phòng hộ ven biển. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch thanh lý hợp đồng giao khoán, di dời dân, bố trí tái định cư, sớm khôi phục lại rừng phòng hộ Biển Tây.

Cà Mau hiện có tổng diện tích tự nhiên 527.451ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các đơn vị quản lý 143.683ha, diện tích có rừng tập trung 94.081ha, đất rừng ngập phèn (rừng U Minh Hạ) 45.172ha, đất rừng ngập mặn 97.940ha và đất rừng trên đảo 571ha. Rừng phân bổ tập trung ở khu vực rừng U Minh Hạ nằm trên địa bàn 02 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Khu vực rừng ngập mặn tập trung ở 06 huyện: Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Trần Văn Thời và U Minh. Ngoài ra, còn có rừng cụm đảo Hòn Khoai (huyện Ngọc Hiển) và Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời).

Đọc thêm

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.