Xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, Cà Mau: Giải quyết nguy cơ thiếu nước sạch bằng cách nào?

Trạm cấp nước tại Trường Tiểu học Thạnh Phú 2 (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đang được đề xuất mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho người dân.
Trạm cấp nước tại Trường Tiểu học Thạnh Phú 2 (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đang được đề xuất mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho người dân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước khó khăn của nhiều hộ dân trong việc tìm kiếm nguồn nước sạch để sử dụng, cũng như nhằm đảm bảo đạt tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, UBND xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đã đề xuất cơ chế mở rộng trạm cấp nước sạch cho nhân dân thông qua phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn.

Người dân “khát” nước ngọt

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại, do điều kiện kinh tế khó khăn nên địa bàn xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước) hiện còn nhiều hộ dân thiếu nguồn nước sạch để sử dụng sinh hoạt. Trong khi đó, các trạm cấp nước trên địa bàn hoàn toàn có thể khoan thêm miệng giếng, mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho người dân.

Anh Chung Thanh Tú (ngụ tại ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú) cho biết: “Gia đình tôi phải dự trữ nước mưa đựng vào lu, kiệu để nấu ăn và phải đào ao để trữ nước ngọt, phục vụ sinh hoạt. Nhưng đến mùa nước mặn dâng cao, tràn vào thì không sử dụng được. Tôi thường phải đi đổi nước ở các nhà có giếng khoan để có nước dùng”.

Cùng ngụ tại ấp Sở Tại, chị Nguyễn Thị Hân cho biết: “Gia đình tôi nhiều năm nay thiếu nước sạch để sinh hoạt. Vào mùa mưa thì tranh thủ dự trữ nguồn nước mưa để nấu ăn, nước uống cho gia đình. Tuy nhiên, cũng không rõ là nguồn nước mưa có đảm bảo vệ sinh không. Khi sử dụng hết nước dự trữ thì gia đình tôi đổi nước ở những nhà có giếng khoan. Giờ chỉ mơ ước có nguồn nước sạch hợp vệ sinh cho gia đình sử dụng để bảo vệ sức khỏe, ổn định sinh hoạt”.

Chung mong muốn, canh Nguyễn Hoàng Nhi (xã Thạnh Phú) cũng bày tỏ: “Gia đình khó khăn, không có tiền để khoan giếng, giờ cũng trông chờ vào chính quyền địa phương mở thêm trạm cung cấp nước sinh hoạt để gia đình có nguồn nước sử dụng đảm bảo sức khỏe, ổn định cuộc sống”.

Nhận định tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn, ông Nguyễn Minh Khuôl - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho biết: “Toàn xã có 3.865 hộ, trong đó có đến 98% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, bao gồm hơn 30% hộ sử dụng hệ thống trạm cung cấp nước sinh hoạt và gần 68% hộ dân sử dụng nước giếng khoan hộ gia đình. Trong thời gian tới, xã có chủ trương mở rộng hệ thống trạm cung cấp nước sinh hoạt đến với người dân vì hiện tại một số giếng khoan bơm lên thiếu nước, chất lượng nước không đảm bảo. Việc mở rộng hệ thống sẽ ưu tiên chính sách giá nước cho 163 hộ nghèo và hộ cận nghèo, chiếm 4,2% số hộ trên địa bàn xã”.

Đề xuất mở rộng mạng lưới cấp nước sạch

Tại văn bản xin chủ trương khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn, UBND xã Thạnh Phú cho biết, việc này nhằm đảm bảo duy trì Tiêu chí số 18 “Chất lượng môi trường sống” (gồm: Tiêu chí 18.1; 18.2 và 18.3) của Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh Cà Mau.

Theo Tờ trình, hiện nay, do xã Thạnh Phú không có nguồn lực để thực hiện đầu tư mở rộng nên UBND xã giao lại cho Công ty TNHH Dịch vụ Cấp nước Hiền Thế (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú) quản lý khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phục vụ cho nhân dân trên cơ sở mở rộng trạm cấp nước bằng phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản. Vị trí tại 2 công trình hiện hữu khai thác thêm: 1 công trình phía trước UBND xã Thạnh Phú và 1 công trình dưới chân cầu Lương Thế Trân khai thác mở rộng. Nguồn kinh phí triển khai thực hiện do Công ty TNHH Dịch vụ Cấp nước Hiền Thế đầu tư.

Tuy nhiên, do quy trình thủ tục cần thực hiện đầu tư theo Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 (quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch) nên UBND xã Thạnh Phú trình đến ngành chức năng tỉnh và huyện xem xét cho chủ trương khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn xã, nhằm đảm bảo đạt Tiêu chí số 18 “Chất lượng môi trường sống” trong năm 2023.

Hiện nay, UBND xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước) đang quản lý 4 công trình khai thác cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân trên địa bàn xã khoảng 30% số hộ (tổng số hộ dân toàn xã là 3.865 hộ). Một công trình phía trước trụ sở UBND xã Thạnh Phú; một công trình phía dưới chân cầu Lương Thế Trân. Công trình thứ 3 gần Trạm Y tế và công trình thứ 4 tại Trường Tiểu học Thạnh Phú 2. Bốn công trình khai thác nước trên được xây dựng trên phần đất công, với tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp. Trong đó, Trạm cấp nước đặt tại Trường Tiểu học Thạnh Phú 2 được đầu tư công nghệ tiện ích và khá hiện đại.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.