Cà Mau bảo vệ, phát triển rừng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói lở bờ sông

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mới có quyết định phê duyệt Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói lở bờ sông, bờ biển và thúc đẩy tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030.

Mục tiêu của Đề án hướng đến quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2030.

Để Phát huy hiệu quả, chức năng của rừng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ven biển; chống xói lở, suy thoái đất; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo ra trong giai đoạn năm 2021 - 2030. Đến năm 2030, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 142.599ha.

Trong đó, đất rừng đặc dụng 20.291ha, đất rừng phòng hộ 30.753ha, đất rừng sản xuất 91.555ha. Diện tích có rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) đến năm 2030 đạt 96.000ha. Xây dựng hoàn thiện hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ ven biển; xác định rõ vị trí, diện tích, ranh giới và hoàn thiện mốc ranh giới đối với từng khu rừng. Cơ bản hoàn thiện hệ thống kè bờ biển Đông và bờ biển Tây (những vị trí sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao), đủ điều kiện khôi phục rừng ngập mặn.

Hoàn thiện công tác di dời, bố trí tái định cư đối với các hộ dân sống trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định; khôi phục rừng; đảm bảo sinh kế, tăng thu nhập, ổn định đời sống dân cư đối với các khu vực không phải di dời.

Cùng với đó, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu vực rừng đặc dụng, phòng hộ ven biển; tăng nguồn thu từ du lịch, dịch vụ môi trường rừng, góp phần tái đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ưu tiên củng cố đai rừng phòng hộ ven biển Đông, ven biển Tây, xây dựng mới và củng cố hệ thống kè cơ bản chống sạt lở để bảo vệ sản xuất bên trong.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hôm nay, Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa lớn

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm nay (13/10) phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng, nhiệt độ cao nhất trên 32 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.

Bảo vệ rừng bền vững từ nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là cơ hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường toàn cầu, nông nghiệp bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối tuần này miền Bắc có hết nắng hanh?

Ảnh minh họa: Minh Hằng
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (12-13/10) miền Bắc vẫn duy trì hình thái thời tiết đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trong khi đó tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác
(PLVN) - Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Hoàng Hải tổ chức khởi công dự án khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát đã bị dừng 11 năm trước.

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .