Vào khoảng 7h sáng 21/10 cho đến chiều cùng ngày, hàng nghìn người dân ở hai bên bờ sông Trà Lý, thuộc địa phận xã Đông Hòa, Đông Hưng và bờ bên tả ngạn sông thuộc xã Tân Bình, huyện Vũ Thư (Thái Bình), đã đổ xô ra bờ sông Trà Lý để chiêm ngưỡng cảnh một cá “ông” heo đang “ nhảy múa” với những vũ điều kỳ lạ trên sông.
Lúc thì ông “heo” nhảy vọt cả thân hình lên mặt nước, lúc thì phóng như một tia chớp xuống lòng sông rồi bất ngờ nhô đầu lên hoặc tung mình vẫy đuôi trên mặt nước.
Cá ông “heo” dài khoảng hai mét, lưng vây màu xám, phần bụng hơi trắng, nặng khoảng hơn 2 tạ. Đây là lần thứ hai có hiện tượng cá heo vào sông Trà Lý ở Thái Bình. Chỉ có điều lần thứ nhất (cách đây 5 năm- khi đó đang diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình vừa khai mạc một ngày), đã có một đôi cá heo trọng lượng khoảng hơn 200 kg/con “lạc đường” vào sông Trà Lý, thuộc địa phận phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình. Sau đó không rõ đôi cá này đi về đây? Sống hay chết?
Lần thứ hai này chỉ có một “ông” heo “lạc” đường vào sông Trà |Lý. Từ sáng tới chiều cùng ngày, hàng nghìn người dân ở hai bờ sông náo nức như đi trẩy hội tới xem cá “ông” heo “nhảy múa” trên sông. Nhiều lời bàn ra tán vào; người thì cho rằng chắc lại có chuyện động địa gì đây? Người thì nói đây là hiện tượng tự nhiên. Có người bảo phải chăng do môi trường sống bị ô nhiễm bởi chất thải từ các nhà máy gạch, ngói, bia đổ ra. (Cũng chỉ là chuyện đồn phào với nhau). Nhưng quả thật có nhiều xí nghiệp ở gần khu vực sông Trà Lý. Chuyện ô nhiễm môi trường có hay không cũng chỉ có những nhà chuyên môn mới khẳng định được, còn tin đồn cũng chỉ là tin đồn.
Theo ông Vũ Thái Hệ, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ khai thác thủy lợi Thái Bình: hiện tượng cá heo “lạc” vào sồng Trà Lý không có gì là lạ, bởi có thể do cá đi kiếm mồi hoặc do triều cường mà vào sông Trà Lý. Khi phóng viên gọi điện đến hỏi hiện tượng cá heo vào sông Trà Lý thì lúc đó cơ quan chuyên môn mới biết và cử cán bộ tới khu vực cá heo xuất hiện để nghiên cứu, tìm hiểu. Đoạn sông cá heo nổi cách cửa biển Trà Lý (thuộc hai huyện ven biển: Tiền Hải Và Thái Thụy khoảng 25-30 km). Trong khi chúng tôi đang cố gắng săn chụp hình ảnh cá heo trên sông, một số người dân chung quanh cho biết, lúc sáng đã có vài người dùng thuyền nhỏ mang dây kích điện tới khu vực cá heo nổi để bắt cá nhưng không thành (chẳng biết đó có phải là thật hay hư).
Chỉ biết vào lúc 2 giờ chiều cá heo đã rất mệt, phải chăng vì nhảy quá nhiều trên mặt nước nên cá có hiện tượng bị nhược.
Rất mong các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học nhanh chóng vào cuộc bảo vệ cá heo và làm rõ hiện tượng lạ vì sao cá heo “lạc” vào sông Trà Lý ở tỉnh Thái Bình
Đặng Hùng
Theo ông Vũ Thái Hệ, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ khai thác thủy lợi Thái Bình: hiện tượng cá heo “lạc” vào sồng Trà Lý không có gì là lạ, bởi có thể do cá đi kiếm mồi hoặc do triều cường mà vào sông Trà Lý. Khi phóng viên gọi điện đến hỏi hiện tượng cá heo vào sông Trà Lý thì lúc đó cơ quan chuyên môn mới biết và cử cán bộ tới khu vực cá heo xuất hiện để nghiên cứu, tìm hiểu. Đoạn sông cá heo nổi cách cửa biển Trà Lý (thuộc hai huyện ven biển: Tiền Hải Và Thái Thụy khoảng 25-30 km). Trong khi chúng tôi đang cố gắng săn chụp hình ảnh cá heo trên sông, một số người dân chung quanh cho biết, lúc sáng đã có vài người dùng thuyền nhỏ mang dây kích điện tới khu vực cá heo nổi để bắt cá nhưng không thành (chẳng biết đó có phải là thật hay hư).
Chỉ biết vào lúc 2 giờ chiều cá heo đã rất mệt, phải chăng vì nhảy quá nhiều trên mặt nước nên cá có hiện tượng bị nhược.
Rất mong các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học nhanh chóng vào cuộc bảo vệ cá heo và làm rõ hiện tượng lạ vì sao cá heo “lạc” vào sông Trà Lý ở tỉnh Thái Bình
Đặng Hùng