Cá chép tiễn ông Táo 'lên xe cảnh sát' Hà Nội ra sông Hồng

Cá chép của người dân năm nay được lực lượng chức năng tập trung vận chuyển ra thả ở sông Hồng.
Cá chép của người dân năm nay được lực lượng chức năng tập trung vận chuyển ra thả ở sông Hồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi hoàn thành lễ cúng, người dân đã đến các địa điểm quen thuộc ở Hà Nội như hồ Hoàng Cầu, Hồ Tây, cầu Long Biên… để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về Trời. Tuy nhiên, tại điểm thả cá Hồ Tây, lực lượng cảnh sát đã túc trực để nhận cá của người dân, tập trung lại và mang đi thả ở sông Hồng.

Theo truyền thống, sau khi hoàn thành lễ cúng 23 tháng Chạp, người dân đến các địa điểm quen thuộc ở Hà Nội như hồ Hoàng Cầu, Hồ Tây, cầu Long Biên… để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Ghi nhận tại Hồ Tây, người dân ở nhiều khu vực đổ về đây để thả cá chép. Tuy nhiên, khác với mọi năm, cá chép năm nay được lực lượng chức năng nhận, tập trung lại sau đó vận chuyển ra sông Hồng để thả. Nguyên nhân được cho là hiện tại, nước tại Hồ Tây đang khá đục, nếu người dân thả cá rất có nguy cơ cá sẽ chết.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan (Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) đang thả cá tại điểm thả cá trên đường Nguyễn Đình Thi cho biết: "Tôi thấy năm nay lực lượng chức năng nhận cá rồi tập trung lại mang thả ở sông Hồng là văn minh, như thế này vừa giúp cá có môi trường sống tốt hơn lại hạn chế được việc cá chết. Thế này là tôi yên tâm lắm".

Cũng tại điểm thả cá trên Hồ Tây, chị Nguyễn Thanh Lương (Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Năm nào nhà tôi cũng ra Hồ Tây thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời, nói thật cũng sợ thả cá chép xong mà cá chết. Nhưng năm nay có điểm mới, cá của chúng tôi được thu gom lại mang ra thả ở sông Hồng. Tôi thấy rất thiết thực, ý nghĩa".

Lực lượng chức năng chốt chặn tại nhiều bậc thềm thả cá, tuy nhiên ở một số điểm, khu vực đường Thanh Niên gần chùa Trấn Quốc, dù thùng xốp được đặt sẵn để nhận cá, nhưng nhiều người dân vẫn trực tiếp thả cá xuống hồ. Thậm chí khi lực lượng chức năng yêu cầu thả cá vào thùng xốp có người còn yêu cầu "có văn bản".

Một số người còn cố tình thả tro, túi ni lông xuống hồ.

Hình ảnh ghi nhận tại Hà Nội trưa nay:

Lực lượng chức năng nhận cá, tập hợp và vận chuyển ra sông Hồng thả.

Lực lượng chức năng nhận cá, tập hợp và vận chuyển ra sông Hồng thả.

Lực lượng chức năng hướng dẫn người dân thả cá vào thùng xốp.

Lực lượng chức năng hướng dẫn người dân thả cá vào thùng xốp.

Điều này để đảm bảo cá được vận chuyển đến môi trường sống tốt hơn.

Điều này để đảm bảo cá được vận chuyển đến môi trường sống tốt hơn.

Dọc ven Hồ Tây lực lượng chức năng đều để biển cấm.

Dọc ven Hồ Tây lực lượng chức năng đều để biển cấm.

Cá sẽ được tập hợp và vận chuyển ra sông Hồng.

Cá sẽ được tập hợp và vận chuyển ra sông Hồng.


Tại điểm thả cá trên đường Thanh Niên, dù đã đặt thùng xốp, có biển cấm nhưng nhiều người vẫn cố tình thả cá xuống hồ.
Tại điểm thả cá trên đường Thanh Niên, dù đã đặt thùng xốp, có biển cấm nhưng nhiều người vẫn cố tình thả cá xuống hồ.
Rất ít người dân chấp hành.
Rất ít người dân chấp hành.
Một số người vẫn cố tình thả cá xuống hồ.
Một số người vẫn cố tình thả cá xuống hồ.
Dù nước dưới hồ đã rất đục nhưng nhiều người vẫn thả cả tro bếp xuống hồ.
Dù nước dưới hồ đã rất đục nhưng nhiều người vẫn thả cả tro bếp xuống hồ.
Có những chú cá chỉ vừa thả xuống đã nổi lềnh phềnh trên mặt nước.

Có những chú cá chỉ vừa thả xuống đã nổi lềnh phềnh trên mặt nước.

Đọc thêm

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..