Brazil: Bạo động vì kế hoạch 'thắt lưng buộc bụng' 20 năm

Tổng thống Brazil Michel Temer
Tổng thống Brazil Michel Temer
(PLO) - Thượng viện Brazil vừa thông qua một dự luật gây tranh cãi đó là giới hạn chi tiêu công trong 20 năm tới và chỉ xem xét điều chỉnh dựa trên những đánh giá của Tổng thống sau 10 năm.

Cứu vãn nền kinh tế 

Theo hãng tin BBC, việc phê duyệt các biện pháp thắt lưng buộc bụng là một chiến thắng quan trọng của Tổng thống Michel Temer nhằm kiểm soát tình trạng thâm hụt ngân sách đang gia tăng, đồng nội tệ real mất giá gần 50% và nợ công tương đương 65% GDP. Đây được xem là bước đi quan trọng để cứu vãn nền kinh tế đang trì trệ của Brazil . Được biết, ông Michel Temer  mới nhậm chức hồi đầu năm và hứa hẹn sẽ dẫn dắt, kéo đất nước ra khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. 

Để thông qua dự luật, Chính phủ cần phải có 49 phiếu đồng thuận từ các Thượng nghị sĩ, có nghĩa là cần phải có được sự ủng hộ của 3/5 thành viên. Kết quả là dự luật đã được thông qua với tỷ lệ là 53 phiếu thuận và 19 phiếu chống. 

Được biết, dự luật có tên gọi là PEC 55 sẽ đóng băng các khoản chi tiêu của Chính phủ cho hành pháp, tư pháp và cả lập pháp, đồng thời hàng năm chỉ cho phép chi tiêu có giới hạn tương đương với tỷ lệ lạm phát của năm trước đó. Chính phủ lập nên luật này để thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư, đồng thời kiềm chế tình trạng thâm hụt công khiến đất nước không thể phát triển. Dự kiến, các biện pháp thắt lưng buộc bụng bắt đầu được thực hiện từ ngày 15/12. 

Ngoài ra, Chính phủ của ông Temer còn trình Quốc hội đề xuất cải tổ hệ thống lương hưu ở Brazil, mà trọng tâm là biện pháp nâng tuổi nghỉ hưu tối thiểu lên mốc 65 tuổi thay vì 55 tuổi như ở một số ngành nghề hiện nay. Đây cũng được xem là biện pháp bổ sung cần thiết khác để khôi phục sự cân bằng về tài chính. Chính phủ Brazil hy vọng 2 biện pháp mạnh này sẽ thu hút các nhà đầu tư quay trở lại, từ đó chấm dứt tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong vòng mấy thập kỷ qua. 

Người dân phản đối

Mục đích là vậy nhưng giới quan sát cho rằng những người nghèo trong xã hội sẽ bị ảnh hưởng và đặt một giới hạn chi tiêu cho hai thập kỷ là không thực tế. 

Ông Philip Alston- một quan chức giám sát tình trạng đói nghèo và nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhận định, “Các biện pháp khắc khổ trên sẽ đặt cả một thế hệ Brazil trước nguy cơ các tiêu chuẩn bảo vệ xã hội bị hạ thấp, và những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất”.

Phe đối lập cũng lên tiếng phản đối và cho rằng các biện pháp này sẽ phá hỏng hệ thống y tế và giáo dục, vốn đã túng thiếu, đồng thời cũng sẽ làm tổn thương những người nghèo ở Brazil. Tuy nhiên, Chính phủ của ông Temper cho biết, chi tiêu vào y tế và giáo dục sẽ vẫn được duy trì, trong năm 2017 sẽ gia tăng ngân sách lên 7,2%. 

Theo một cuộc khảo sát mới nhất của Viện Thăm dò Datafolha cho thấy, 60% người dân Brazil phản đối dự luật trên vì lo sợ các khoản ngân sách dành cho giáo dục và y tế sẽ bị ảnh hưởng, trong khi chỉ 24% ủng hộ điều này. Brazil đang ở trong năm suy thoái thứ hai và khó sớm phục hồi. Kế hoạch cải tổ lương hưu dự kiến cũng đối mặt sự phản đối mạnh mẽ trong năm tới khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tình trạng suy thoái kinh tế có nguy cơ kéo dài sang năm thứ ba liên tiếp.

Biểu tình dẫn đến bạo động

Ngay sau khi thông qua chính sách “thắt lưng buộc bụng” trong 20 năm tới thì các biểu tình ở thủ đô Brasilia và ít nhất một chục bang trên cả nước bắt đầu nổ ra. Hàng ngàn người dân Brazil đã đổ xuống đường trong phiên họp của Thượng viện để phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo động. 

Trong thành phố Brasilia, khoảng 2.000 người biểu tình đeo mặt nạ đốt cháy một xe bus và tuần hành đến các trụ sở chính quyền địa phương của đài Globo TV, đơn vị bị người biểu tình cho là thiên vị đối với chính phủ của ông Temer. Tuy nhiên, cảnh sát cũng đã được huy động để chống lại các cuộc bạo động này và sau đó 100 phần tử khiêu khích đã bị bắt giữ. Ở Sao Paulo, trụ sở của Liên đoàn công nghiệp (FIESP) đã bị tấn công, hàng trăm người dân cũng đụng độ với cảnh sát, khiến các lực lượng an ninh phải ném lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông.

Theo hãng tin AFP, Brazil đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp gần 12% trong khi tốc độ lạm phát cao nên họ ngày càng tức giận trước các vụ bê bối tham nhũng trong chính phủ và chống đối các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.