'Bóng hồng sát thủ' cảnh báo nguy cơ khủng bố

Cảnh sát Malaysia
Cảnh sát Malaysia
(PLO) -Khuyến cáo vừa được Viện phân tích chính sách xung đột (IPAC) có trụ sở tại Jakarta (Indonesia) được giới chuyên môn quan tâm. Bởi theo IPAC, Chính phủ Indonesia phải cố gắng tìm hiểu mạng lưới cực đoan nữ, trong đó có phỏng vấn số chị em bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị coi đã tìm cách vào Syria để gia nhập IS. 

Ngoài ra, việc phụ nữ Indonesia ngày càng muốn đi theo chủ nghĩa cực đoan đã đặt ra những mối đe dọa mới. 

“Bóng hồng” sát thủ

Theo báo cáo được IPAC công bố hôm 31/1, vấn đề trở nên nghiêm trọng sau khi 2 phụ nữ có liên quan với IS bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công liều chết tại Indonesia hồi tháng 12-2016. Điều này cho thấy phụ nữ Indonesia đang đóng vai trò tích cực hơn khi trở thành những kẻ đánh bom liều chết của IS.

Trước đó (27/1), hãng Channel News Asia cho biết, ông Triyono Utomo Abdul Bakti, cựu quan chức Bộ Tài chính Indonesia và gia đình đã bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ về nước sau khi bị cáo buộc tìm cách tới Syria để gia nhập IS.

Theo người phát ngôn Lực lượng cảnh sát quốc gia Indonesia Martinus Sitompul, ông Triyono Utomo Abdul Bakti đã bị bắt hôm 25/1 ngay sau khi xuống sân bay Denpasar cùng vợ và 3 con.

Ngày 26/1, người phát ngôn cảnh sát Bali Hengky Widjaja cho biết, 3 người đàn ông và 2 phụ nữ đã bị bắt sau khi họ đến Bali từ Thổ Nhĩ Kỳ vì bị nghi ngờ ra nước ngoài để gia nhập IS. Đây là nhóm người Indonesia thứ 2 bị bắt trong tháng 1 sau khi trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trước đó (23/1), người phát ngôn cảnh sát quốc gia Indonesia Rikwanto cho biết, cảnh sát đã bắt 17 nghi can liên quan đến IS sau khi chúng bị Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất do lo ngại họ âm mưu xâm nhập vào Syria.

Gần 1 tháng trước (11/1), Giám đốc phụ trách bảo hộ công dân thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Muhammad Iqbal xác nhận việc 8 công dân nước này đã bị trục xuất khỏi Malaysia sau khi điện thoại của họ bị phát hiện có chứa logo của IS.

Những người bị trục xuất là sinh viên tại một trường ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia. Ngày 10/1, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Washington đã liệt mạng lưới cực đoan Jamaah Ansharut Daulah hoạt động ở Indonesia vào danh sách tổ chức khủng bố. 

Lính đặc nhiệm chống khủng bố của Indonesia
Lính đặc nhiệm chống khủng bố của Indonesia

Điểm nóng

Theo số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Chống khủng bố quốc gia Indonesia, 496 công dân nước này đã trở thành các tay súng của IS, trong đó có 70 đối tượng bị tiêu diệt và 53 người đã trở về Indonesia.

Cơ quan Chống khủng bố quốc gia Indonesia cũng khuyến cáo, các chiến binh thánh chiến trong khu vực có thể nhen nhóm mối họa khủng bố trong nước bằng cách phát triển những mối quan hệ mới với các nhóm thánh chiến được tài trợ, vũ trang và tổ chức tốt ở Trung Đông như IS và sẵn sàng để IS tham gia vào lãnh địa của mình. 

Ngày 31-1, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 nghi phạm liên quan đến IS. Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết, 1 trong 3 nghi phạm kể trên là người Malaysia và tên này đã đăng tải trên Facebook kế hoạch tấn công bằng bom tại thủ đô Kuala Lumpur.

Trước đó (23/1), cảnh sát đã bắt 4 người, trong đó có 3 người nước ngoài, có liên hệ với chi nhánh của IS ở miền Nam Philippines. Tổng thanh tra Khalid Abu Bakar cho biết, chi nhánh trên từng lên kế hoạch lấy bang Sabah làm điểm trung chuyển cho tân binh Đông Nam Á và Nam Á muốn tham gia IS ở Philippines; đồng thời cho rằng, chi nhánh này được thành lập từ nhóm IS được lãnh đạo bởi cựu giảng viên Đại học Malaya, Tiến sĩ Mahmud Ahmad.

Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Zahid Hamidi cho biết, Malaysia, Indonesia và Philippines đã thống nhất hợp tác để chống lại các hoạt động và tư tưởng của IS trong khu vực. 

Trước đó, Thủ tướng Najib Razak từng tuyên bố thành lập lực lượng tác chiến đặc biệt quốc gia (NSOF), có nhiệm vụ thường trực đối phó với các mối đe dọa khủng bố. Nhiệm vụ chính của NSOF là loại bỏ tất cả hình thức của chủ nghĩa khủng bố ở trên bộ, trên không và trên biển, và luôn sẵn sàng phản ứng nhanh với các mối đe dọa khủng bố.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris vừa cảnh báo, các tay súng cực đoan của IS đến từ Indonesia, Malaysia và các nơi khác có thể hồi hương để thực hiện các vụ tấn công khủng bố mới./. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.