'Bóc mẽ' những hiện tượng 'ma quái' trong tự nhiên: Vũ khí ghê gớm của Thiên Lôi

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Trên đảo Jawa ở Indonesia có vùng suốt 322 ngày trong năm là có sấm chớp. Còn cơn giông đặc biệt hung dữ ở vùng núi ở các vùng vĩ độ nam. Có lần ở vùng núi Kapka, khi giông tố đang hoành hành, người ta đếm được hơn một ngàn lần phóng điện trong khí quyển trong vòng có một giờ.

Nỗi hoảng sợ “lửa trời”

Sự khiếp sợ và thần phục đầy mê tín trước "lửa trời", sinh ra trong cơn giông đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người tin đó là vũ khí của các thần. Đối với người châu Á, đó là sự trừng phạt của vị thần Thiên Lôi. Đối với người Hy Lạp cổ đại, thần Zeus là người chiếm giữ vũ khí đó. Khi các thần nổi giận họ phóng xuống đầu loài người những mũi tên lửa ghê gớm. 

Ngay từ thời cổ đại, tinh thần ham mê hiểu biết của con người đã tìm ra một biện pháp hữu hiệu để tránh cho mình khỏi cơn giận dữ của các thần. Ba nghìn năm trước đây, bên cạnh các đền thờ ở Ai Cập người ta đã trồng các cây cột cao đúc bằng đồng, dùng để thu những đòn sấm sét.

Những cột sét đó cũng được bố trí gần ngôi đền nổi tiếng thờ vua Solomon ở Jerusalem. Ngôi đền này đã tồn tại hơn một nghìn năm chưa từng bị sét đánh hỏng. Tất nhiên, người ta giải thích đó là nhờ "đức nhân từ" của các vị thần. 

Biết bao thế kỷ đã trôi qua trước khi nỗi hoảng sợ trước "ngọn lửa trời" phải nhường bước trước khát vọng hiểu biết bản chất của nó. Thế kỷ 18 đã đem lại khám phá đầu tiên về nó khi người ta xác định được rằng, chớp không phải là một cái gì khác hơn một tia lửa điện khổng lồ. 

Nhà nghiên cứu tự nhiên người Mỹ B. Franklin đã làm thí nghiệm thả một cái diều lên trời, và buộc đầu dây vào chiếc chìa khoá to bằng sắt ở hàng rào ngoài vườn. Khi đám mây giông kéo đến, ông đưa ngón tay túm chiếc chìa khoá và giật rất mạnh. Giữa ngón tay và chiếc chìa khoá sinh ra một tia lửa điện. Bản chất điện của tia chớp đã được chứng minh như vậy. 

Nhà khoa học Lomonosov cũng nghiên cứu sự phóng điện trong các cơn giông vào năm 1572 đó. Cùng với người bạn là giáo sư G. Richman, ông đã chế tạo được "chiếc máy sấm sét". Một cây sào đặt trên một cây cao, trên cây sào đó buộc một thanh sắt được nối với dây dẫn vào trong phòng. Ở đầu dây dẫn, họ treo một cái thước sắt và sợi dây lụa.

Thí nghiệm như thế thật nguy hiểm. Trong cơn giông, chiếc thước sắt tích điện khí quyển mạnh đến nỗi có những tia lửa điện bắn ra từ đó. Năm 1753, Richman bị sét đánh chết. Lomonosov vẫn tiếp tục nghiên cứu.

Khẳng định rằng dây dẫn sét làm cho sét đi lệch khỏi công trình cần bảo vệ, ông viết: "Tôi cho rằng nên đặt những mũi tên như vậy ở những nơi con người không lui tới để cho sét tiêu tán sức mạnh của nó vào những chỗ đó chứ không phải đầu người hay đền thờ miếu mạo". 

Con đường nhận thức khoa học của loài người thật phức tạp, và đầy mâu thuẫn. Trên con đường đó đã biết bao những phát hiện bị bỏ rơi, những thí nghiệm bị lãng quên, những tri thức bị bài bác. Và chính ở đây, trên "mặt trận chống giông tố" vì quên đi mất những cái cột dẫn sét thời cổ đại, loài người lại đi phát minh lại cái đã được phát minh.

Đã thế, những tri thức được tìm ra lần nữa ấy phải rất vất vả mới được áp dụng, hệt như những thời xa xưa vậy. Nhiều khi những ngôi đền bị sét đánh hỏng, và điều đó được coi như "sự giận dữ của thần linh". Vào thế kỷ 18, trong vòng có 30 năm mà có tới hơn 350 nhà thờ ở nước Nga bị cháy vì sét đánh. 

Năm 1756, sét đánh vào nóc một nhà thờ ở Saint Petersburg làm cháy mái vòm nhà thờ và gây hư hại bàn thờ thánh. Một thời gian sau, điện khí quyển lại phá hỏng mái vòm nhà thờ. Chỉ tới khi đó, giới tăng lữ mới chịu nhớ đến những phương tiện "chống lại thần linh" để chống sét. Lần đầu tiên ở nước Nga xuất hiện cột chống sét trên nóc nhà thờ. 

Điều gì đã xảy ra ở đây? 

Thực chất, đám mây giông là một ăcquy tích điện khổng lồ. Những điện tích âm tập trung ở phần dưới của đám mây giông, còn phần trên là các điện tích dương. Ngoài ra, các điện tích dương cũng tập trung ở chân mây. Vì sao lại như vậy? Người ta cho rằng điều đó xảy ra do các hạt mưa rơi được phun tỏa ra trong không khí. 

Mỗi một giọt nước mưa đều tích điện, ở tâm mỗi hạt thường có điện tích dương, còn trên bề mặt là điện tích âm tương đương với nó. Trong đám mây giông luôn luôn có những dòng không khí mạnh bốc lên.

Chúng táp vào những giọt mưa đang rơi và làm các giọt đó tan thành từng hạt nhỏ hơn. Những phần nhỏ bị gió tách ra khỏi nhân chính của các giọt mưa đều mang điện tích âm, còn các phần lớn hơn còn lại của các giọt mưa bị vỡ ra lại tích điện dương. Những hạt nhỏ và nhẹ hơn bị dòng không khí đưa lên cao, những hạt nặng hơn nằm lại bên dưới. 

"Cỗ máy sấm sét" của khí quyển được tích điện ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng đã đến lúc không khí không thể còn cản trở sự kết hợp của hai loại điện tích khác dấu đó nữa. Và những tia chớp loằng ngoằng bắt đầu loé lên ngang dọc bầu trời. 

Sự phóng điện trong không khí đốt nóng bầu không khí rất mạnh. Áp suất không khí tăng đột ngột đến hàng ngàn atmotphere. Tiếp theo, sự việc xảy ra cũng giống như sự bùng nổ của các khí bị nung nóng: Ở nơi tia chớp chạy qua liền sinh ra các sóng hơi do nổ hệt như trong bất kỳ vụ nổ nào. Đó chính là tiếng sấm. 

Tia chớp thẳng nom như một con sông lớn ngoằn ngoèo có nhiều nhánh phụ vẽ trên bản đồ địa lý. Sự phóng điện trong không khí xảy ra ở những chỗ ít bị cản trở nhất. Chiều dài các tia lửa điện đó cỡ vài km, đôi khi đạt tới hàng chục km.

Những vụ sét đánh hi hữu

Một nhà bác học người Pháp đã thu thập hàng trăm bằng chứng về các vụ sét đánh. " Không có vở kịch nào, không có trò ảo thuật nào lại có thể đua tranh được với sét về tính bất ngờ khác lạ của các hiệu quả do nó tạo ra.

Có vẻ như sét là một vật chất đặc biệt, một cái gì tựa hồ nằm giữa những sức mạnh vô ý thức của tự nhiên và linh hồn có ý thức của con người; đó là một vị thần nào đó, khéo léo và kỳ khôi, ranh mãnh và ngốc nghếch, tinh tường hay mù quáng, đầy ý chí hay nô lệ, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, đáng sợ và khó hiểu”, ông nhận xét. 

Tại một thị trấn nhỏ nước Pháp, sét đánh chết ba người lính đứng tránh cơn giông bên gốc cây bồ đề. Cả ba người lính ấy vẫn đứng như chưa hề có chuyện gì xảy ra cả. Sau khi tan giông, những người qua đường hỏi chuyện mà không thấy ba người lính đáp lại, họ bèn chạm tay vào ba người ấy. Cả ba cái xác đều tan vụn ra như một đống tro tàn.

Người ta biết nhiều trường hợp người bị sét đánh chết hay làm cho ngất đi đều bị trụi tóc hoàn toàn. Trong những trường hợp khác, sét đốt sạch quần áo nhưng không mảy may động chạm tới da. Đôi khi sét lại thiêu đốt quần áo lót mà quần áo ngoài vẫn nguyên vẹn. 

Sét thường giật ra khỏi ta người ta những đồ vật khác nhau và đưa chúng đi xa. Chẳng hạn, có người bị sét giật cái cốc khỏi tay và ném nó xuống sân, thế mà cái cốc lại không vỡ, và người cầm cốc không hề bị thương. Một cậu bé vác cái nạng gảy rơm trên vai đi từ trang trại ra, sét giật cái nạng ra và ném nó đi xa 50m.

Có những trường hợp được ghi lại thành biên bản là sét đánh và để lại trên cơ thể người những dấu vết của các đồ vật khác nhau bằng kim loại. Người ta còn biết một trường hợp cực kỳ hi hữu là sét làm chảy chiếc hoa tai bằng vàng trên tai một người phụ nữ mà bà ta vẫn hoàn toàn lành lặn. 

Và sau đây là vài lời khuyên để kết luận. Ta biết rằng các vụ phóng điện khí quyển thường nhắm vào các cây cao mọc đơn lẻ. Đứng tránh cơn giông giữa những cây đó là hứng nguy hiểm vào mình. Người nào đi bơi lúc có giông thì thật dại dột: Đầu người đang bơi là điểm nhô cao nhất đối với sét. 

Bạn có biết là có một số loại cây cứ như là hút sét vào mình không? Tính ra, trong 100 trường hợp, 54 lần sét đánh vào cây sồi, 24 lần đánh vào cây dương, 10 lần đánh vào cây bách tán, 6 lần vào cây thông, 4 lần vào cây lê và cây anh đào. Sét không đánh vào bạch dương và phong (tất nhiên, nếu chúng mọc trong rừng hỗn hợp rậm rạp, chứ không lẻ ở chỗ trống). Vì sao vậy? Điều này đến nay vẫn còn là bí ẩn. 

Không nên trú vào đống cỏ khô trên đồng. Nói chung, ở bất kỳ chỗ nào bằng phẳng và quang đãng, con người rất dễ bị nguy hiểm. Có một lần, sét đánh cả vào một cầu thủ bóng đá trong lúc anh ta đang thi đấu trên sân vận động.

Các vụ phóng điện khí quyển thường đánh vào ống khói. Vì vậy trong lúc có giông, tốt nhất là nên tránh xa các bếp lò. Nguyên tắc này áp dụng cho các vùng nông thôn và cho các tuyến đường dây điện. Người ta biết có những trường hợp sét đánh vào người ở cách đường dây điện 2 – 3m.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…