Cùng ngày, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội đồng Tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ năm 2022 về “Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội trình bày tóm tắt mục tiêu, nội dung và tổng quan tình hình nghiên cứu. |
Tại Hội đồng, TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đã trình bày tóm tắt mục tiêu, nội dung và tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài. Theo đó, nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm: Những vấn đề lý luận về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật ở bậc đại học và sau đại học; Thực trạng chất lượng đào tạo luật và kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay; Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu kết luận, trên cơ sở thống nhất những ý kiến của các thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao sự giá trị lý luận, giá trị thực tiễn, tính thời sự và sự cần thiết của Đề tài.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề cần chỉnh lý, làm sâu sắc hơn như: đánh giá sự liên hệ và mức độ giải quyết vấn đề của các công trình nghiên cứu; đánh giá chất lượng đào tạo từ khía cạnh của người sử dụng lao động; đánh giá sự hài lòng của sinh viên, cựu sinh viên; bổ sung tính mới cho một số sản phẩm nghiên cứu, các giải pháp mới, quan trọng, có tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra những chuyển biến mạnh về chất lượng, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn…
Thứ trưởng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án, cần làm sâu sắc hơn sự cần thiết thực hiện Đề tài; xác định đúng trọng tâm của Đề tài và nâng cao chất lượng đào tạo, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau; điều chỉnh tên gọi của Đề tài cho phù hợp, và nhấn mạnh vế chất lượng; cần đầy đủ, toàn diện hơn, đánh giá được tính liên quan, mức độ giải quyết vấn đề của các công trình nghiên cứu đã công bố; có phương pháp tiếp cận vấn đề mới; xác định phân khúc và nâng cao chất lượng đào tạo của trường…
Kết quả, Hội đồng nhất trí giao cho TS. Đoàn Trung Kiên làm chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì là Trường Đại học Luật Hà Nội.
Cùng ngày, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội đồng Tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ năm 2022 về “Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
Tại Hội đồng, TS. Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp trình bày tóm tắt định hướng, mục tiêu nghiên cứu và nội dung, phạm vi nghiên cứu. Cụ thể, những vấn đề lý luận về đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp; Thực trạng hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam hiện và nhu cầu đổi mới; Bối cảnh, yêu cầu và các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
TS. Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp trình bày tóm tắt định hướng, mục tiêu nghiên cứu và nội dung, phạm vi nghiên cứu. |
Phát biểu kết luận, trên cơ sở thống nhất những ý kiến của các thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao giá trị lý luận, giá trị thực tiễn và sự cần thiết của Đề tài, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh thực hiện triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng cũng chỉ ra một số vấn đề cần chỉnh lý, làm sâu sắc hơn như: rà soát, cập nhật các công tình, nghiên cứu có liên quan; cập nhật thêm một số nghiên cứu mới của nước ngoài, nhất là hoạt động của công tố viên, thẩm phán, luật sư hiện nay; rà soát lại một số công trình nghiên cứu ít liên quan đến đề tài; cần huy động rộng rãi sự tham gia rộng rãi của các đơn vị bên ngoài, các cơ quan sử dụng chức danh bổ trợ tư pháp; đề xuất các giải pháp mới mang tính đột phá; vấn đề đào tạo liên thông giữa các chức danh tư pháp…
Thứ trưởng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án, cần xác định rõ phạm vi nghiên cứu của Đề tài; xác định các giải pháp trước mắt và các giải pháp lâu dài; rà soát kỹ tổng quan tình hình nghiên cứu; xác định rõ định hướng trọng tâm của việc đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp…
Kết quả, Hội đồng nhất trí giao cho TS. Nguyễn Xuân Thu làm chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì là Học viện Tư pháp.