Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm phát huy vai trò của sinh viên Trường Luật tại Quảng Bình

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp phát biểu tại buổi Tọa đàm.
Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp phát biểu tại buổi Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 16/8, tại TP. Đồng Hới, Cục Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Trường Cao đẳng Luật miền Trung tổ chức "Tọa đàm khảo sát về thực trạng và giải pháp, phát huy vai trò sinh viên Trường Cao đẳng Luật miền Trung tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Tham dự buổi Tọa đàm có ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp; ông Võ Khắc Hoan, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Trung; đại diện các sở ban, ngành trong tỉnh; Sở Tư pháp các tỉnh Bắc miền Trung và giảng viên, cựu học sinh, sinh viên của Trường.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Theo báo cáo của Trường Cao đẳng Luật miền Trung: Với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật có trình độ trung cấp, cao đẳng nhằm nâng cao trình độ dân trí pháp lý cho người dân, đặc biệt là người dân tại những địa bàn có đông đảo vùng đồng bào DTTS, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Theo đó, HSSV của Trường chiếm hơn 97% là con em người đồng bào DTTS, chủ yếu đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và một số tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, nhiều nhất là Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An chiếm hơn 70% số lượng tuyển sinh, đào tạo.

Đại diện Sở Tư pháp các tỉnh tham gia ý kiến tại buổi Tọa đàm.

Đại diện Sở Tư pháp các tỉnh tham gia ý kiến tại buổi Tọa đàm.

Đặc biệt, trong chương trình đào tạo của Trường, các em HSSV sẽ được học môn học nghiệp vụ PBGDPL gồm 03 tín chỉ (60 tiết). Với môn học này, HSSV sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về khái niệm, vai trò, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, hình thức PBGDPL; quy trình xây dựng kế hoạch PBGDPL và một số nghiệp vụ thực hiện một số hình thức PBGDPL; kỹ năng xây dựng kế hoạch PBGDPL nhằm tham gia các hoạt động về PBGDPL.

Theo ông Võ Khắc Hoan, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Luật miền Trung cho biết: Qua thực tiễn làm công tác tuyển sinh, đào tạo thì khả năng tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số không có khác biệt nhiều so với nhóm dân tộc đa số (người Kinh). Theo đó các em sinh viên người DTTS biết nói tiếng DTTS là một lợi thế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp, cũng như cơ chế để thu hút và phát huy vai trò của sinh viên Trường Luật, nhất là tại vùng DTTS và miền núi nhằm đảm bảo cơ cấu, số lượng sinh viên là người dân tộc thiểu số của nhà trường.

Bà Hoàng Thị Lệ Hải, Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp Quảng Bình trình bày tham luận tại buổi Tọa đàm.

Bà Hoàng Thị Lệ Hải, Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp Quảng Bình trình bày tham luận tại buổi Tọa đàm.

Trình bày tham luận tại buổi Tọa đàm, bà Hoàng Thị Lệ Hải, Trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp Quảng Bình cho biết; Để đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, Sở đã chú trọng tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện huy động nguồn nhân lực tham gia công tác này, đặc biệt là các sinh viên đã tốt nghiệp các cơ sở đào tạo tại Trường Luật.

Với đối tượng người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trình độ dân trí thấp, phần lớn không hiểu biết pháp luật, sống theo tập tục truyền thống, nên việc tuyên truyền pháp luật cho người dân cần đi sâu đi sát theo kiểu bắt tay chỉ việc. Để làm được điều này cần phát huy vai trò của lực lượng cán bộ chính quyền cơ sở tại địa phương, đặc biệt là đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hòa giải viên ở cơ sở và lực lượng bộ đội biên phòng cắm bản.

Ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa tham gia ý kiến tại buổi Tọa đàm.

Ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa tham gia ý kiến tại buổi Tọa đàm.

Theo ông Nguyễn Việt Hà, chuyên viên Cục PBGDPL (Bộ Tư pháp) cho hay, để phát huy vai trò của sinh viên Trường Luật tại vùng DTTS và miền núi một cách hiệu quả phải có những giải pháp triển khai phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của từng vùng. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách và giải pháp để thu hút đội ngũ sinh viên này....

Ông Hồ Phin, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho hay: Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các sinh viên mới ra trường để thu hút nguồn lực này trở về quê hương thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân…

Tại buổi Tọa đàm, các cựu học sinh, sinh viên của Trường cũng mong muốn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để khi ra trường có thể trở về phục vụ quê hương như làm cán bộ tư pháp và trực tiếp PBGDPL cho vùng đồng bào dân tộc nơi họ sinh sống.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp phát biểu kết luận buổi Tọa đàm.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp phát biểu kết luận buổi Tọa đàm.

Kết luận buổi Tọa đàm, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp cho biết: Về thực trạng, giải pháp sử dụng sinh viên Trường Luật thực tế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy đội ngũ sinh viên đang học tập tại trường và sau khi tốt nghiệp chính là nguồn nhân lực quan trọng thực hiện hiệu quả chương trình PBGDPL cho chính đồng bào trên quê hương mình.

Trên cơ sở kết quả Tọa đàm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện dự thảo Đề án "Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030" để tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ nhân lực này tham gia công tác PBGDPL, góp phần để công tác PBGDPL cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi hiệu quả, thực chất trong thời gian tới./.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị Giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL được tổ chức vào chiều 13/6 tại Thanh Hóa (Ảnh: Lê Loan).
(PLVN) - Chiều 13/6, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo Pháp luật Việt Nam thắp sáng nghĩa tình nơi biên cương Tổ quốc

Báo Pháp luật Việt Nam thắp sáng nghĩa tình nơi biên cương Tổ quốc
(PLVN) -  Tiếp nối chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Về với vùng biên”, sáng ngày 7/6 tại tỉnh Bình Phước, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng ( BĐBP) tỉnh Bình Phước tiến hành trao tặng 150 phần quà nghĩa tình đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại các xã thuộc 3 huyện biên giới Bù Đốp, Bù Gia Mập và Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Bế mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức Tư pháp khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ở bạc Liêu

Bế mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức Tư pháp khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ở bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 7/6, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ bế mạc lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức Tư pháp khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cho hơn 120 đại biểu là đội ngũ công chức Tư pháp trên địa bàn tỉnh (lớp tập huấn lần thứ 2, diễn ra từ ngày 3 - 7/6/2025).

Báo Pháp Luật Việt Nam chung tay xóa nhà tạm tại Yên Bái

Báo Pháp Luật Việt Nam cùng Sở Tư pháp hỗ trợ gia đình chị Đặng Thị Hưởng xóa nhà tạm.
(PLVN) - Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm của Chính phủ, Báo Pháp Luật Việt Nam đã hỗ trợ 2 gia đình người Dao tại xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, xây mới 2 căn nhà. Những mái ấm yêu thương đã thành hình thắp lên ngọn lửa hy vọng, mở ra tương lai mới cho người dân vùng cao.

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác
(PLVN) - Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.

Instructions for using the National Legal Portal

The National Legal Portal
(PLVN) - With a series of breakthrough utilities such as legal AI, online feedback - recommendations, quick document search, public opinion collection... The National Law Portal opens up a transparent, friendly, and accessible legal space, contributing to building a prosperous, fair, and humane digital society.

Bạc Liêu: Bế mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực công chức Tư pháp khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Bạc Liêu: Bế mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực công chức Tư pháp khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
(PLVN) - Sau gần 5 ngày làm việc, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, ngày 31/5, Sở Tư pháp Bạc Liêu tổ chức bế mạc Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 120 đại biểu là đội ngũ công chức Tư pháp khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (đã diễn ra 5 ngày, từ ngày 27 đến 31/5/2025).

Sở Tư pháp Nam Định - 43 năm xây dựng và phát triển

Tập thể cán bộ lãnh đạo, công chức Sở Tư pháp Nam Định
(PLVN) - Trải qua 43 năm, Sở Tư pháp Nam Định đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh cùng với các cấp, các ngành, địa phương và đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển chung của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất nước.

Sở Tư pháp Cà Mau: Sơ kết công tác phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng

Sở Tư pháp Cà Mau: Sơ kết công tác phối hợp thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng
(PLVN) - Chiều 28/5, Sở Tư pháp Cà Mau tổ chức sơ kết công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng; người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại TAND, tổ chức phiên tòa trực tuyến, trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự và công tác trợ giúp pháp lý 6 tháng đầu năm 2025.

Tọa đàm “Một số định hướng hoàn thiện Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013 nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì buổi tọa đàm.
(PLVN) -  Chiều 23/5/2025 tại TP Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm “Một số định hướng hoàn thiện Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013 nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới” do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì. Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Văn phòng Bộ Tư pháp, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý và lãnh đạo nhiều Sở Tư pháp, đoàn hội của các tỉnh phía Nam.

Tọa đàm “Định hướng triển khai công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới”

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì buổi tọa đàm.
(PLVN) -  Sáng 23/5/2025 tại TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm “Định hướng triển khai công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới” do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì. Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Văn phòng Bộ Tư pháp, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý và lãnh đạo nhiều Sở Tư pháp các tỉnh phía Nam.