Bộ trưởng Lê Thành Long thăm hỏi, trao quà ủng hộ đồng bào bị thiên tai tại hai tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa

Bộ trưởng Lê Thành Long trao số tiền 150 triệu đồng ủng hộ nhân dân tỉnh Hòa Bình
Bộ trưởng Lê Thành Long trao số tiền 150 triệu đồng ủng hộ nhân dân tỉnh Hòa Bình
(PLO) - Ngày 27/10, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà ủng hộ đồng bào bị thiên tai hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. 

Tại tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh đã cám ơn sự quan tâm, chia sẻ, động viên của cá nhân Bộ trưởng cũng như Đoàn công tác với tỉnh. Bí thư cũng đề nghị Chính phủ quan tâm lâu dài cho vùng hạ du thủy điện Hòa Bình; hỗ trợ xử lý căn cơ cho vùng sạt lở, bởi Thủy điện Hòa Bình có “vấn đề” thì hậu quả sẽ rất lớn. Bí thư cũng khẳng định rõ tinh thần tỉnh không để dân thiếu đói và mong muốn nâng cao chất lượng công tác dự báo thời tiết trong thời gian tới. 

Báo cáo nhanh của UBND tỉnh Hòa Bình do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bùi Văn Cửu cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp, từ ngày 9/10 đến 12/10 trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa to trên diện rộng, lượng nước đổ về rất lớn, Thủy điện Hòa Bình phải mở 8 cửa xả lũ; tình trạng sạt lở đất xuất hiện tại nhiều khu dân cư. 

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND và các ngành đã vào cuộc chỉ đạo sát sao nhằm hạn chế nhất các thiệt hại xảy ra; đồng thời nhanh chóng khắc phục hậu quả, giúp người dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay theo thống kê tổng số người chết và mất tích ở Hòa Bình là 46 người. Ước tính tổng thiệt hại 2.473 tỷ đồng, trong đó 100% diện tích lúa và hoa màu đều bị ảnh hưởng, 130 công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn; 750 điểm sạt lở taluy dương… 

Tại Sở Tư pháp Hòa Bình, Giám đốc Sở Tư pháp Quách Bình Minh đã báo cáo vắn tắt với Bộ trưởng về những kết quả trong công tác năm 2017. Ông Minh cám ơn Bộ trưởng và Đoàn công tác trong quỹ thời gian rất eo hẹp nhưng đã đến thăm, động viên cán bộ trong ngành. Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhắn nhủ Tư pháp Hòa Bình tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ trọng tâm của ngành để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

Bộ trưởng Lê Thành Long trao số tiền 300 triệu đồng ủng hộ nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Bộ trưởng Lê Thành Long trao số tiền 300 triệu đồng ủng hộ nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, làm việc với Bộ trưởng và Đoàn công tác có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Minh Tuấn; Chủ tịch MTTQ Nguyễn Văn Tuấn.

Phó Bí thư Nguyễn Đình Xứng cho biết, do lượng mưa lớn, mực nước các sông lên cao đến mức báo động 3, ngang với trận lũ lịch sử 2007, tỉnh đã chỉ đạo sơ tán 23 ngàn hộ dân, 46 ngàn hộ bị ngập. Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, huyện xã vào cuộc tập trung sơ tán dân, tài sản, cứu đê nên đã khắc phục phần nào. 

Trong đợt thiên tai vừa qua, Thanh Hóa có 16 người chết, 3 người mất tích. Sản xuất nông nghiệp vụ đông coi như xóa sổ. Gia súc mất hàng chục ngàn con; đê điều, công trình hỏng nhiều, đường sá bị sạt ta-luy dương… Ước tính tổng thiệt hại 3.350 tỷ, chủ yếu là công trình và đê điều.

Ông Xứng cũng cảm ơn sự quan tâm của Bộ Tư pháp đến Thanh Hóa và hứa sẽ tiếp tục chỉ đạo khắc phục hậu quả to lớn do thiên tai gây ra. Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long đã gửi lời chia buồn đến các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản; chia sẻ những khó khăn, mất mát của hai tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa. Bộ trưởng cũng đánh giá cao những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng địa phương trong công tác chỉ đạo, ứng phó, nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai. 

Với số tiền ủng hộ Hòa Bình là 150 triệu, Thanh Hóa là 300 triệu - số tiền không lớn so với những thiệt hại của hai tỉnh song theo Bộ trưởng, đây là tấm lòng của cán bộ, công nhân viên chức của Bộ Tư pháp huy động được từ nhiều nguồn trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Bộ trưởng mong muốn chính quyền, nhân dân hai tỉnh sớm vượt qua những khó khăn, mất mát, tiếp tục khắc phục khó khăn, ổn định đời sống.

Đọc thêm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận chăm sóc thay thế, nhận nuôi con nuôi

Quang cảnh cuộc họp
(PLVN) -Chiều 21/3, Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.