Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi nhà khoa học 'hiến kế' giúp chiến thắng đại dịch COVID-19

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kêu gọi các tổ chức, nhà khoa học trong lĩnh vực sức khỏe đề xuất những giải pháp khả thi cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19. Ảnh: Khôi Nguyễn
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kêu gọi các tổ chức, nhà khoa học trong lĩnh vực sức khỏe đề xuất những giải pháp khả thi cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19. Ảnh: Khôi Nguyễn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, xuất hiện thêm nhiều ổ dịch với biến chủng virus lây nhiễm nhanh và mạnh hơn, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có thư gửi đến các tổ chức, nhà khoa học trong lĩnh vực sức khỏe kêu gọi đề xuất những giải pháp khả thi cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19.

Trong thư, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quan điểm đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết, toàn ngành Y tế đang ra sức cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân phòng, chống dịch nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh, không để bùng phát và lây lan rộng và tiếp tục thực hiện mục tiêu “vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nhận được nhiều đề xuất khoa học từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành y tế, trong nước và quốc tế với mong muốn được hiến kế, chia sẻ, tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Một số đề xuất đã được các hội đồng khoa học, cơ quan chuyên môn xét duyệt đưa vào nghiên cứu; một số kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào hoạt động thực tiễn công tác phòng, chống dịch.

“Từ kết quả phân lập được rất sớm tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 của các nhà khoa học mà đến nay chúng ta làm chủ công nghệ và chủ động hoàn toàn sinh phẩm xét nghiệm cũng như nhiều sản phẩm, giải pháp chẩn đoán, điều trị. Bộ Y tế đánh giá cao và trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức, cá nhân về đóng góp rất ý nghĩa này”, Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Cũng theo Bộ trưởng, đợt dịch bùng phát ở nước ta từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp lớn. Trong cuộc chiến không tiếng súng này, chúng ta không thể đứng yên khi đồng đội là các y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, dấn thân vào các điểm nóng dịch bệnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân.

“Chúng ta cũng không thể cầm lòng khi hình ảnh đồng đội, những “chiến sĩ áo trắng” trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khoẻ của người dân, của cộng đồng. Hơn lúc nào hết, sự chung tay hơn nữa của đội ngũ các nhà khoa học là rất cần thiết để cùng phát huy sáng tạo, cùng hành động, để có thêm các sản phẩm, giải pháp hữu hiệu hơn nữa phục vụ công tác phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân lực tham gia chống dịch”, Tư lệnh ngành Y viết trong thư.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi: “Quán triệt phương châm “5K + Vắc xin và tăng cường ứng dụng công nghệ” là giải pháp hữu hiệu đồng thời là định hướng cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19, tôi kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể, nhà khoa học trong hệ thống nghiên cứu khoa học lĩnh vực sức khỏe trong và ngoài nước với kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm tiếp tục chung sức, đồng lòng đề xuất những giải pháp và hành động thiết thực, khả thi và hiệu quả với chi phí hợp lý, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường để ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thống vẻ vang từ các thế hệ thầy thuốc - nhà khoa học cha anh đi trước sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để chiến đấu và sớm chiến thắng đại dịch. Bộ Y tế luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ hết sức cùng các nhà khoa học”.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đồng thời đến các tổ chức, nhà khoa học trong lĩnh vực sức khỏe: “Kính chúc toàn thể đội ngũ các nhà khoa học lĩnh vực sức khỏe trong nước và ở nước ngoài nhiều sức khỏe, đóng góp thiết thực hơn nữa cho chiến dịch chống “giặc COVID-19” của đất nước, luôn xứng đáng với sự tin yêu “Thầy thuốc - nhà khoa học” của nhân dân”.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.