Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: “Kết quả thu ngân sách là hết sức tích cực!“

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi NSNN năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi NSNN năm 2020.
(PLVN) - Chủ trì Hội nghị trực tuyến Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, với số thu NSNN cả năm đạt 98% dự toán, tăng 158,5 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, đây là kết quả hết sức tích cực trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,91%.

Thu ngân sách tăng gần 160 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội

Sáng ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi NSNN năm 2020 diễn ra tại 66 điểm cầu trung ương và các địa phương. 

Theo đó, ước thực hiện cả năm 2020, thu NSNN đạt khoảng 1.481,6 nghìn tỷ đồng, đạt 98% so với dự toán, tăng 158,5 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội; tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 23,5%GDP, riêng thuế, phí đạt 18,9%GDP. Đây là những con số hết sức tích cực trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,91%, thấp hơn nhiều so mục tiêu (6,8%) và thực hiện nhiều giải pháp chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh.

Về chi ngân sách, trong bối cảnh thu ngân sách giảm, cân đối ngân sách các cấp khó khăn, song nhờ chủ động trong điều hành và vận dụng hiệu quả nhiều giải pháp quản lý chi NSNN, ngành Tài chính vẫn đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Tính đến hết ngày 30/12/2020, NSNN đã chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ cho gần 13 triệu người dân; đồng thời đã đề xuất cấp 36,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm. Một điểm sáng trong điều hành là tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so năm trước, lũy kế hết tháng 12 đã đạt gần 83% kế hoạch năm.

Bội chi NSNN, nợ công được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi Quốc hội cho phép, tương ứng khoảng 4,2%GDP và 55,9%GDP.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: Kết quả đạt được trong năm 2020 là rất tích cực và toàn diện trong bối cảnh chúng ta chịu tác động nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh, khẳng định sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. 

Năm 2021: Phải quyết liệt ngay từ đầu năm

Bộ trưởng khẳng định, các kết quả này cũng là tiền đề quan trọng để chúng ta tự tin bước vào năm 2021, năm đầu của kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ tới.

”Bước sang năm 2021, trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục phụ thuộc nhiều vào kết quả và khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19, khó khăn phía trước còn nhiều, mục tiêu lớn và đầy thách thức đó là tăng trưởng kinh tế phải đạt 6% (Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu tăng trưởng 6,5%), thu NSNN tăng 3% so dự toán Quốc hội,..., nhưng với quyết tâm tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, phát huy tối đa những kết quả đạt được của năm 2020 và các yếu tố nền tảng bền vững (chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi), thì tôi tin rằng cả nước sẽ tiếp tục hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội và NSNN đã đề ra...” - Bộ trưởng khẳng định.

Đối với ngành tài chính, để hoàn thành các mục tiêu Đảng và Nhà nước giao,  Bộ trưởng đề nghị các ủy, chính quyền địa phương vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2021, trên tinh thần phát huy các mặt tích cực đạt được năm 2020, lường trước các khó khăn thách thức, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để có kế hoạch, giải pháp triển khai chi tiết, khả thi cho cả năm 2021.

Bộ trưởng cũng lưu ý cần tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; rà soát, sửa đổi các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. 

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, nghiên cứu các giải pháp chính sách về miễn, giảm, giãn thuế, phí và thu ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó do tác động của đại dịch. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

”Các địa phương phấn đấu thu vượt tối thiểu 3% dự toán Quốc hội quyết định, đối với các địa phương có điều kiện thì phấn đấu tăng từ 3-5%...” - Bộ trưởng nhấn mạnh

Liên quan đến công tác tổ chức điều hành chi NSNN năm 2021 theo dự toán, Bộ trưởng đặt ra yêu cầu phải chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. 

“Các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, đặc biệt là chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước. Quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân ngay từ đầu năm, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Đồng thời, chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp để xử lý các nhiệm vụ chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh theo quy định...”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Đọc thêm

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.