Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích lý do lùi thời gian sửa đổi toàn diện Luật đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững
(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành về việc chuẩn bị Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

Luật đất đai vẫn còn những tồn tại 

Đến nay về cơ bản Chính phủ đã hoàn chỉnh Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai theo những chủ trương, chính sách và định hướng sửa đổi, bổ sung đã được Chính phủ thông qua.

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thực tiễn triển khai thi hành Luật đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập. Đó là việc tổ chức thi hành pháp luật chưa tốt, làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Việc áp dụng các phương pháp xác định giá đất cụ thể còn bất cập; sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, đất cho các dự án du lịch có yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh… chưa chặt chẽ”, Bộ TN&MT nêu thực trạng.

Trong khi đó, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho một số dự án triển khai còn chậm, có nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.

Việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ, còn bị lợi dụng. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, một số đạo luật mới được ban hành như Luật quản lý tài sản công, Luật Nhà ở, Luật đầu tư công, Luật lâm nghiệp… đã có các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Đất đai đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thi hành luật.

Sửa luật sẽ không giải quyết được căn cơ bất cập hiện nay

Trong quá trình tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học, Bộ TN&MT thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai sẽ không giải quyết được căn cơ vấn đề bất cập, hạn chế hiện nay.

Điển hình như các chính sách về mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và vấn đề an ninh lương thực; các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng và việc giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó là các chính sách thuế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và đất đã giao, cho thuê đối với DN nhưng lại bỏ hoang; việc xây dựng khung giá đất theo giá thửa đất chuẩn của vùng giá trị.

Một vấn đề khác đặt ra là việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm được an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, vừa không tác động xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh có yếu tố nước ngoài.

Hoặc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo hạn mức để xây dựng cơ sở thờ tự, cho thuê đất đối với trường hợp tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích như xây dựng trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá được phép hoạt động…

“Những nội dung nêu trên đều là vấn đề lớn mang tính cốt lõi, căn bản trong quản lý và sử dụng đất đai, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và tác động trực tiếp đến các tầng lớp trong xã hội, tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cần có sự nghiên cứu sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện”, Bộ TN&MT nhận định.

Cần thiết phải lấy ý kiến toàn dân 

Theo Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Luật đất đai sửa đổi, bổ sung sẽ được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 đầu năm 2020, thông qua vào Kỳ họp thứ 10 cuối năm 2020 và có hiệu lực từ giữa năm 2021.

Bộ TN&MT cho rằng, nếu ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai tại thời điểm hiện nay là chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra.

“Việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai có tác động rất lớn đến các quan hệ, đối tượng trong xã hội, tác động đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, do đó cần thiết phải lấy ý kiến toàn dân, nên cần phải có thời gian chuẩn bị… Việc lùi thời gian sửa đổi toàn diện Luật đất đai là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”, Bộ TN&MT nêu quan điểm.

Song song với quá trình rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, thời gian qua, Chính phủ đã chủ động tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, địa phương.

Bộ TN&MT cũng đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; Nghị định khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp; Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai...

“Khi Chính phủ ban hành các nghị định này, sẽ giải quyết được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc tiếp cận đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Như vậy, về cơ bản những vấn đề vướng mắc, tồn tại cũng đã được Chính phủ tập trung giải quyết theo thẩm quyền”, Bộ TN&MT thông tin tới các đại biểu Quốc hội.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.