Bộ đội Biên phòng căng sức chặn dịch trên tuyến biên giới Tây Nam

Bộ đội Biên phòng căng sức chặn dịch trên tuyến biên giới Tây Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn một tháng tăng cường thực hiện nhiệm vụ ở biên giới, 100% cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Nam đã phối hợp với các lực lượng ngày đêm bám chốt, bám địa bàn, thực hiện nhiệm vụ kép: Phòng chống dịch Covid-19 và chống xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu và gian lận thương mại. 

Điều động 280 quân tăng cường chống dịch

Dịch Covid-19 tại Campuchia đã bùng phát mạnh trong hơn một tháng qua, diễn biến khó lường. Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số nước trong khu vực, nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch lây lan vào Việt Nam đã được triển khai quyết liệt trên các tuyến biên giới, đặc biệt là phía Tây Nam giáp với Campuchia. Mười tỉnh trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia từ Kon Tum đến Kiên Giang đều có cán bộ tăng cường, đặc biệt các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 7 và Quân khu 9.

Hiện cả 9 tỉnh của Campuchia có đường biên giới với nước ta đều có ca mắc Covid-19. Đặc biệt, các tỉnh của nước bạn giáp với Tây Ninh và An Giang có số ca mắc Covid-19 rất cao. Do đó, lực lượng BĐBP đã, đang cùng các lực lượng khác và chính quyền các địa phương căng sức chặn dịch trên tuyến biên giới này.

Nhằm duy trì lực lượng siết chặt tuyến biên giới Tây Nam, Bộ Tư lệnh BĐBP đã điều động 280 quân nhân thuộc các lực lượng biên phòng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên tăng cường, thay thế cho 292 cán bộ, học viên Học viện Biên phòng và Trường Trung cấp Biên phòng 2 được tăng cường tại các tỉnh Tây Nam.

Đại tá Nguyễn Đình Anh, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp có hơn 50km đường biên giới giáp với tỉnh PrâyVeng (Campuchia). Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép, từ đầu năm 2020 đến nay, BĐBP tỉnh phối hợp các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát khép kín biên giới, duy trì 100% quân số trực tại các tổ chốt, các đường mòn, lối mở, đóng chốt cố định 17 tổ/720 lượt người (Biên phòng 432, Công an 150, Quân sự 138), 9 chó chiến đấu, kiểm soát lưu động. 

Tây Ninh có 240km đường biên giới với Campuchia, giáp các tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmun, Prey Veng. Ngoài ba cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam còn nhiều cửa khẩu phụ, đường tiểu ngạch qua biên giới. Hiện trên toàn tuyến biên giới, ngoài 29 điểm cảnh giới, 16 trạm kiểm soát biên phòng, BĐBP tỉnh Tây Ninh đã phối hợp công an, dân quân các xã biên giới triển khai 123 tổ chốt kiểm soát với 564 thành viên, duy trì 100% quân số trực 24/24h.

Kiên Giang có 56km đường biên giới trên bộ, hơn 200km bờ biển và 62.000km2 mặt nước biển. Hàng ngày, có hàng nghìn tàu cá, tàu chở dầu, tàu mua bán hải sản, nhu yếu phẩm của nhân dân hoạt động, chưa kể tàu của nước ngoài hoạt động trên vùng biển tỉnh quản lý. Vì vậy, việc kiểm soát người xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn.

Để kiểm soát tình hình xuất nhập cảnh, Kiên Giang đã thành lập hơn 112 chốt kiểm soát trên bộ, 16 tổ cơ động kiểm soát, trên biển sử dụng 9 tàu và 2 xuồng cao tốc của lực lượng BĐBP. Tổng cộng có hơn một nghìn người gồm các lực lượng làm công tác kiểm soát, kể cả lực lượng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Bộ đội Biên phòng, nhưng tình hình xuất nhập cảnh vẫn diễn biến phức tạp.

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân

Hiện các đối tượng trong nước móc nối với người nước ngoài để tổ chức người nhập cảnh trái phép, trốn cách ly theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, dòng người Trung Quốc vào Việt Nam bằng mọi cách, sau đó xuất cảnh trái phép qua Campuchia. 

Từ ngày 20/2 đến nay, Kiên Giang đã phát hiện hơn 140 người nhập cảnh trái phép. Hôm 19/4, 5 phụ nữ thuê ca nô vượt biên vào Phú Quốc bị biên phòng bắt giữ. Nhóm khai quê ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Bình Phước và Bình Định, sang Campuchia được 3-12 tháng để làm thuê, sống với chồng người Trung Quốc. Gần đây, do Covid-19 tại nước này bùng phát mạnh nên họ thuê tàu vượt biên về nước với giá từ 1.000-1.200 USD/người, bị phát hiện khi đến Phú Quốc.

Mới nhất, ngày 22/4, Đồn Biên phòng cảng An Thới, Kiên Giang đã bắt giữ Trần Văn Tân (53 tuổi) lái sà lan chở 3 người Việt từ đảo Koh Rong, tỉnh Sihanoukville, Campuchia vượt biên vào Phú Quốc.

4 tháng qua, lực lượng biên phòng cả nước đã phát hiện 520 vụ xuất nhập cảnh qua biên giới với 1.453 người. Trong đó, có 48 vụ/236 người nhập cảnh trái phép, 472 vụ/1.217 người xuất cảnh trái phép.

Trong hoạt động kiểm soát xuất nhập cảnh, các đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng Campuchia tuyên truyền cho người dân về nước qua đường cửa khẩu (chính ngạch) để được kiểm tra y tế, cách ly theo quy định. Cùng với việc tuần tra kiểm soát, lực lượng biên phòng phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân đang đánh bắt trên vùng biển về tình hình dịch bệnh, thủ đoạn của các đối tượng nhập cảnh trái phép. Hiện nay, tuyến biên giới biển gặp nhiều khó khăn do bắt đầu mùa gió Tây Nam, các phương tiện trên biển túc trực 24/24h gặp nhiều bất lợi.

Nhằm kiểm soát tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, các đồn biên phòng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới; đồng thời phát huy hiệu quả tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới trong việc góp phần ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo vệ bình yên khu vực biên giới.

Tại Kiên Giang, cùng với việc tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho ngư dân đang đánh bắt trên vùng biển, về tình hình dịch bệnh, những thủ đoạn của các đối tượng nhập cảnh trái phép. Từ đó, nâng cao vai trò cảnh giác cho ngư dân khi tham gia các hoạt động đánh bắt, khi phát hiện các tình huống nghi ngờ phải thông tin kịp thời cho lực lượng chức năng. 

Ghi nhận tại khu vực biên giới vùng biển Gành Dầu (TP Phú Quốc), Đồn Biên phòng Gành Dầu phối hợp cùng Công an các xã, thị trấn thực hiện tuần tra, vận động, tuyên truyền sâu rộng, phát huy vai trò của ngư dân trong tố giác người nhập cảnh, xuất cảnh trái phép. Như vụ phát hiện, bắt giữ 11 phụ nữ từ Campuchia nhập cảnh trái phép vào Phú Quốc vào ngày 23/3; vụ dùng xuồng máy chở 3 người phụ nữ từ Campuchia vào Phú Quốc ngày 30/3 đều do nhân dân phát hiện báo với cơ quan chức năng. 

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo.

Phát huy tính tự chủ, tạo sự chủ động, linh hoạt cho cơ quan báo chí

(PLVN) - Bộ Tư pháp rất quan tâm việc hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí để vừa đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính tự chủ, tạo được sự chủ động, linh hoạt cho cơ quan báo chí vừa xác định rõ trách nhiệm, sự lãnh đạo, hướng dẫn của cơ quan chủ quản đối với báo chí.

Đọc thêm

Chỉ cụ thể hóa tại Luật Đất đai những nội dung đã chín, đã đủ rõ

Chỉ cụ thể hóa tại Luật Đất đai những nội dung đã chín, đã đủ rõ
(PLVN) - Sáng 9/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về dự án Luật này.

Sớm khắc phục những 'đứt gãy'

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo giải trình trước Quốc hội vào hôm qua - 8/6. Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: “Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục đứt gãy các chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm duy trì và tạo thêm việc làm cho người lao động”.

Dấu ấn phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế

Dấu ấn phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế
(PLVN) - Dù ở bất cứ cương vị, vai trò và quốc gia nào, mỗi người phụ nữ Việt Nam đều mang trong mình hình bóng quê nhà và cố gắng lan tỏa những nét tinh hoa văn hóa Việt đến với mọi người. Điều này một lần nữa được khẳng định tại “Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu” vừa tổ chức ở Nhà Quốc hội Hungary.

Khắc phục tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không làm

Hình minh họa
(PLVN) -  Theo một số đại biểu Quốc hội, tình trạng GDP của nước ta tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có ảnh hưởng một phần từ việc một bộ phận cán bộ né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ. Do đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này trong thời gian tới.

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Bà Phạm Thu Hằng là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Bà Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Sáng nay, 8/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Phó Phát ngôn, giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí kiêm Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Báo chí phải thúc đẩy và kết nối các lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực

Quang cảnh buổi tọa đàm.
(PLVN) - Báo chí phải là những lực lượng thúc đẩy sự tham gia và kết nối các lực lượng khác cùng tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; cùng tuyên truyền để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của công cuộc này; nhìn thấy sự công khai, minh bạch, tinh thần và ý chí của toàn Đảng, toàn dân để làm sao tạo ra sự phát triển bền vững, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.

Kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn sáng 8/6.
(PLVN) - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/6 tại Kỳ họp thứ 5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời trực tiếp các chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội: Phải giải quyết dứt điểm tồn đọng của các dự án PPP trong năm 2023

Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
(PLVN) - Sáng ngày 8/6, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải và thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế của ngành giao thông trong thời gian qua.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền lương mới

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Giá đăng kiểm sẽ do thị trường quyết định

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
(PLVN) -Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp phiên toàn thể tại hội trường của Quốc hội chiều nay - 7/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết:  “Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính và đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giá, theo đó loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá đang quản lý và để thị trường quyết định.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam
(PLVN) -  Được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, có thể khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã và đang rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay cũng như hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

'Chìa khóa' tháo gỡ

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Bắt đầu từ hôm qua (6/6), Quốc hội đã và đang chất vấn Chính phủ, các “Tư lệnh ngành” được ủy quyền sẽ trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: LĐ-TB&XH; dân tộc; KH&CN; GTVT.

Nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh Trí Dũng-TTXVN)
(PLVN) -  Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ ra khỏi đội ngũ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng… Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương; tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.

Các Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề, không né tránh

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và lĩnh vực dân tộc diễn ra hôm nay (6/6), các đại biểu đánh giá các Bộ trưởng đã không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, các Bộ trưởng cần làm rõ thêm một số giải pháp để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.