Bộ Công an triển khai quyết liệt 4 biện pháp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm sau gỡ bỏ giãn cách

(PLVN) -  Theo Báo cáo của Bộ Công an, trong 9 tháng đầu năm 2021, toàn quốc đã xảy ra 31.452 vụ phạm tội về trật tự xã hội. Lực lượng công an toàn quốc đã điều tra, làm rõ 26.587 vụ phạm tội về trật tự xã hội, bắt 56.382 đối tượng, triệt phá 1.225 băng, nhóm tội phạm…

6 nguyên nhân

Trả lời báo chí, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, Bộ dự báo tình trạng tội phạm sẽ gia tăng sau thời gian nhiều địa phương gỡ bỏ giãn cách, xuất phát từ 6 nguyên nhân.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. (Ảnh: VGP/Giang Oanh)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. (Ảnh: VGP/Giang Oanh)

Thứ nhất, do những dồn nén do tác động của việc giãn cách xã hội lâu ngày cùng với những thiếu sót trong thực hiện chủ trương, chính sách có thể xảy ra nhiều hơn các vụ chống đối, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.

Thứ hai, nhóm tội phạm chiếm đoạt tài sản, hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm do mâu thuẫn xã hội vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, đặc biệt là sau khi nới lỏng giãn cách thì các đối tượng này sẽ hoạt động mạnh nhằm “bù đắp” lại các lợi ích, thu nhập phục vụ nhu cầu cá nhân.

Thứ ba, nhóm tội phạm lợi dụng chính sách phòng, chống dịch COVID-19 để trục lợi, nhóm lợi dụng các chính sách phục hồi, phát triển kinh tế, an sinh xã hội sau đại dịch để phạm tội về kinh tế, tham nhũng. Bên cạnh đó cũng nảy sinh tội phạm lừa đảo, chiếm dụng vốn, các hình thức thông đồng, móc ngoặc để “đáo nợ” ngân hàng, gây nguy cơ thất thoát tài sản; tái diễn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Thứ tư, một số vấn đề bức xúc về môi trường sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt hơn do doanh nghiệp khó khăn nên sẽ cắt giảm các chi phí về bảo vệ môi trường; giải quyết vấn đề môi trường sau dịch bệnh, khai thác tài nguyên cho các công trình xây dựng, khai thác cát, tập kết bến bãi, kinh doanh khoáng sản sau giãn cách, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và đầu xuân.

Thứ năm, tội phạm ma túy trong khi thực hiện giãn cách xã hội vẫn tiếp tục hoạt động mạnh, nguy cơ gia tăng sau đại dịch là rất lớn do hiện nay “nguồn cung” bên ngoài dư thừa, tội phạm ma túy bên kia biên giới luôn sẵn sàng vận chuyển vào nội địa khi có điều kiện, làm gia tăng sử dụng ma túy trái phép trong nước.

Thứ sáu, các vi phạm trên không gian mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao đã, đang và tiếp tục là những thách thức lớn trong bối cảnh Cách mạng 4.0 và đại dịch COVID-19.

Công an ra quân trấn áp tội phạm.

Công an ra quân trấn áp tội phạm.

4 biện pháp phòng ngừa, đấu tranh

Trước tình hình trên, Thiếu tướng Tuyên cho biết, Bộ Công an đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt 4 biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

Cụ thể là tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 13-KL/TW ngày 16/8/2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; tham mưu Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống ma túy, đề xuất sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự; tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chương trình phòng, chống tội phạm… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm.

Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về mặt pháp luật để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan phòng, chống dịch. Trong đó tập trung triển khai Công điện số 1118 của Thủ tướng về bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch; điều tra xử lý theo thủ tục rút gọn với tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là lực lượng phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và thời hạn điều tra các vụ án liên quan phòng, chống dịch.

Ban hành các kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự; phương án phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy; phương án tăng cường phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong và sau dịch bệnh.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trên cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia và dữ liệu căn cước công dân phục vụ phòng, chống tội phạm và phòng, chống dịch góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (gồm xây dựng, triển khai các phần mềm quản lý công dân vùng dịch, hỗ trợ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, xác thực thực hiện chính sách hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch; kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh để triển khai thống nhất ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân phục vụ quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19...).

“Hiện Bộ đã chỉ đạo phân công, phân cấp, xây dựng các quy trình xử lý, hướng mạnh về cơ sở, củng cố mọi mặt công an xã, phường, thị trấn, coi đây là các “pháo đài phòng, chống tội phạm và phòng, chống dịch”, Thiếu tướng Tuyên cho biết thêm.

Tại Lễ ra quân tấn công trấn áp tội phạm sau khi TP HCM nới lỏng giãn cách xã hội, Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP dự báo sau khi TP nới lỏng giãn cách, dịch bệnh vẫn còn phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội, gây áp lực sẽ gia tăng tội phạm và vi phạm pháp luật. Các băng nhóm tội phạm sẽ gia tăng hoạt động, nhất là trộm cắp, cướp giật tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, buôn bán và vận chuyển ma túy trái phép; cho vay lãi nặng, “tín dụng đen”...

Tại Hội nghị giao ban công tác Công an Hà Nội tháng 8 triển khai chương trình công tác tháng 9/2021 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu, sau khi Hà Nội gỡ bỏ giãn cách, Phòng Cảnh sát hình sự và công an các quận, huyện, thị xã tập trung đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, nhất là cướp giật tài sản; lừa đảo, trộm cắp tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp…; tội phạm ma túy xảy ra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, các khu chung cư; tội phạm trên không gian mạng; tội phạm liên quan “tín dụng đen”; chống người thi hành công vụ; tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng khan hiếm hàng hóa để đầu cơ, trục lợi...

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.