Bộ Công an nói về các mức xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh

Bộ Công an nói về các mức xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường hợp người biết mình đã bị nhiễm bệnh mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng thì bị xử lý như thế nào?.

Bộ Công an trả lời:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; Quyết định số 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì bệnh COVID-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh: bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.

Do đó, đối với hành vi “người biết mình đã bị nhiễm bệnh COVID-19 mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng”, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi che giấu bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành chính đến 1.000.000 đồng, cụ thể:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy định về xử lý hình sự

Hành vi làm lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác có thể bị xử lý trách nhiệm về hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

Làm chết 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa quy định chi tiết đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và các trường hợp khác liên quan đến tác nhân là con người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Như vậy, để có căn cứ xử lý hình sự đối với người có các hành vi như trên làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, cơ quan chức năng cần kiến nghị, đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số hướng dẫn cụ thể thi hành Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đọc thêm

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?
(PLVN) - Bạn Trần Lý (Hà Nội) hỏi: Em cho người bạn mượn xe máy, bạn điều khiển và chạy sai luật (đi ngược chiều) và va chạm với người đi bộ khiến người này bị gãy chân. Hiện bạn em phải chịu chi phí điều trị thời gian nằm viện cũng như phí bồi thường sau khi ra viện. Cho em hỏi, em là chủ xe thì có phải bồi thường hay bị ảnh hưởng gì không?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Duy Anh (Quảng Nam) hỏi: Do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi đã thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên tôi xin hỏi, doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh thì có được xuất hóa đơn không? Và có phải nộp lệ phí môn bài trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Một số vấn đề pháp lý trong quá trình thuê và cho thuê lại nhà

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Phương Chi (Hưng Yên) hỏi: Công ty chúng tôi làm về lĩnh vực kinh doanh bất động sản (KDBĐS). Chúng tôi đang nghiên cứu mô hình thuê nhà dân với giá thấp rồi decor, cho thuê lại với giá cao hơn. Xin hỏi, quy định pháp luật về vấn đề này và những rủi ro có thể mắc phải khi vận hành mô hình này?

Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có được lưu trú lâu dài ở Việt Nam không?

Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng có chung với nhau một đứa con. Trong giấy khai sinh có tên tôi và cha của con tôi. Cha của con tôi là người nước ngoài có nhu cầu cư trú lâu dài ở Việt Nam. Trường hợp này chúng tôi cần làm gì để cha của con tôi được cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam?.

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?
(PLVN) -  Chơi “hụi” đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Nó mang đến nguồn lợi nhất định cho người chơi nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều trường hợp người dân rơi vào cảnh khốn khó do bị “giật hụi” nhưng không biết phải làm gì để tự bảo vệ và giành quyền lợi cho chính mình.

Hàng bán trả lại có xuất hóa đơn?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Trần Bính (Đà Nẵng) hỏi: Công ty tôi mua hàng hóa của Công ty B. Nhưng sau đó phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng nên công ty tôi muốn trả lại hàng hóa. Vậy trường hợp này công ty tôi có cần xuất hóa đơn hoàn trả lại hàng hóa không? Trước đó, hàng hóa Công ty B xuất 10% nhưng hiện nay mặt hàng này giảm VAT xuống còn 8%? Vậy công ty tôi sẽ xuất hóa đơn trả lại là 8% hay 10%?