Bố chồng thiệt mạng, mẹ chồng và con dâu nguy kịch sau bữa cơm nấm

Nấm độc tán trắng. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Nấm độc tán trắng. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Suốt bữa ăn, gia đình không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng sáng hôm sau, chồng chị T, chị T và con dâu đau bụng, nôn và mệt nhiều. Ba người được đưa đến bệnh viện tỉnh Sơn La, tuy nhiên, do suy gan quá nặng nên chồng chị T đã tử vong. 

Thông tin ban đầu, ngày 22/6, vợ chồng chị Vũ Thị T. (40 tuổi, ở Yên Châu, Sơn La) cùng một số người vào rừng hái nấm có màu nâu trắng về chế biến món ăn chiều cho gia đình.

Suốt bữa ăn, gia đình không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng sáng hôm sau, chồng chị T, chị T và con dâu đau bụng, nôn và mệt nhiều. Ba người được đưa đến bệnh viện tỉnh Sơn La, tuy nhiên, do suy gan quá nặng nên chồng chị T đã tử vong. Chị T và con dâu được chuyển gấp về Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, người trực tiếp điều trị cho 2 mẹ con chị T cho biết, chị T bị nhiễm độc gan nặng. Trung tâm đang áp dụng nhiều biện pháp để thải độc, truyền thuốc giải độc, hồi sức, lọc máu cho 2 bệnh nhân. "Một người tiến triển tốt hơn nhưng chưa dám nói trước được điều gì, bệnh nhân còn lại ngộ độc rất nặng", Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng thông tin.

Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thực tế có hàng nghìn loại nấm, trong đó số loại nấm độc không nhiều. Tuy nhiên, để phân biệt nấm độc với không độc rất khó, kể cả chuyên gia cũng có thể nhầm. Loại nấm mọc hoang dại duy nhất có thể yên tâm ăn là mộc nhĩ.

Nấm độc nhất gây tử vong thường là nấm trông đẹp, bắt mắt và ngon. Loại nấm thường gây ngộ độc nặng và tử vong ở Việt Nam là nấm độc tán trắng (Amanita verna) và nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) (ảnh), gây đau bụng, nôn, tiểu chảy nhiều, sau đó viêm gan suy gan, suy thận và tử vong. Thông thường, ngộ độc nấm xảy ra vào mùa Xuân. Nhưng lác đác trong năm, vẫn có những ca bệnh nhân ngộ độc nấm. 

"Người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại ăn. Nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm nhìn có lành và ngon đến mấy, thậm chí ai đó quả quyết là loại nấm không độc thì cũng không ăn...",  Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo. "Các loài nấm gây ngộ độc nặng thường có biểu hiện ngộ độc xuất hiện chậm quá 6 giờ sau ăn, có nghĩa là khi đó các chất độc đã vào sâu cơ thể, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như hết tác dụng. Bệnh nhân đến viện muộn, bị tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy thận, tỷ lệ tử vong thường cao tới 50% hoặc hơn".

Phát hiện và sơ cứu các trường hợp ngộ độc nấm nặng, nguy hiểm, dễ tử vong (với cả người dân và nhân viên y tế), căn cứ vào:

Có ăn nấm mọc hoang dại.

Các biểu hiện xuất hiện chậm sau ăn nấm từ 6 giờ trở lên.

Ngộ độc biểu hiện 3 giai đoạn (nấm độc tán trắng và nấm độc trắng hình nón): giai đoạn 1 thường là các biểu hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, giai đoạn 2 là các biểu hiện tiêu hóa đỡ hoặc hết (thực ra gan, thận và các cơ quan bắt đầu bị tổn thương, người bệnh và bác sỹ dễ nghĩ là khỏi và cho ra viện), giai đoạn 3 là viêm gan, suy gan, suy thận, hôn mê, chảy máu và tử vong.

Biện pháp sơ cứu: thường ngộ độc phát hiện muộn khi đã qua nhiều giờ nôn nhiều, nếu nạn nhân còn tỉnh, uống được thì cho uống nhiều ORESOL hoặc nước khoáng, nước quả, nước rau luộc pha muối, sau đó nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Tại bệnh viện các bệnh nhân thường cần phải được cấp cứu, hồi sức và giải độc rất tích cực và theo dõi sát.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.