Theo đó, Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan, hệ thống y tế công lập và y tế tư nhân chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và trang thiết bị cần thiết để kịp thời cấp cứu cho người bị ngộc độc thực phẩm, điều tra, xử lý và kết luận ngộ độc thực phẩm.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tuyên truyền để người dân tuyệt đối không sử dụng các động thực vật độc như: nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, sò biển, ốc lạ, quả lạ...; rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn mác; sản phẩm đóng hộp, hút chân không bị phồng, biến dạng, không còn nguyên vẹn, không có nhãn mác, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.
Duy trì hệ thống giám sát, đánh giá, dự báo ngộ độc thực phẩm và giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm |
Song song đó, duy trì hệ thống giám sát, đánh giá, dự báo ngộ độc thực phẩm và giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nhằm kịp thời đề ra các giải pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả theo từng nhóm đối tượng, từng khu vực và từng thời điểm khác nhau.
Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, tạo chuyển biến tích cực về hình ảnh cơ sở và người kinh doanh thức ăn đường phố văn minh, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn. Đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý thích đáng, bao gồm cả việc đình chỉ hoạt động tránh tình trạng bỏ qua các hành vi vi phạm mà không xử lý chỉ nhắc nhở.