Bình Định: Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong cải cách hành chính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành thông báo về Kết luận của đồng chí Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 của tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao kết quả các Chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh đến năm 2025.

Cụ thể, theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang tại Thông báo số 294/TB-UBND ngày 24/7/2024, việc thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh trong năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, nổi bật là mức độ quan tâm sâu sát, đổi mới trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ngoài ra, công tác cải cách hành chính trên địa bàn cũng được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; kỷ luật, kỷ cương hành chính tiếp tục được tăng cường.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm cải thiện, nâng cao kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI và PCI của tỉnh Bình Định đến năm 2025. Ảnh: CTTĐT tỉnh Bình Định.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm cải thiện, nâng cao kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI và PCI của tỉnh Bình Định đến năm 2025. Ảnh: CTTĐT tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là những tồn tại mang tính cố hữu đã kéo dài, trì trệ qua nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Phần lớn nguyên nhân nằm ở việc phương thức triển khai thực hiện nhiệm vụ ở các Sở, ngành địa phương còn mang tính hình thức, chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện và không thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Cán bộ, công chức cấp xã mặc dù đã được quan tâm đào tạo, sắp xếp, kiện toàn, củng cố tuy nhiên chất lượng vẫn chưa đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Được biết, năm 2024 với tỉnh Bình Định được xem là năm quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong “Chương trình hành động số 09 của Tỉnh ủy về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 – 2025” và trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhất là phấn đấu hoàn thành mục tiêu kết quả Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh thuộc nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước cũng như thuộc nhóm 03 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên;

Qua đây, UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh cần chủ động rà soát, đánh giá lại toàn bộ các nội dung đạt điểm thấp hoặc giảm điểm so với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 để có giải pháp kịp thời khắc phục, cải thiện. Trong đó lưu ý, đối với các chỉ số thành phần đạt thấp, còn dưới mức điểm trung bình thì phải có giải pháp mang tính đột phá để tạo sự chuyển biến rõ nét ngay trong năm 2024. Đặc biệt là những vấn đề tồn tại đã xác định được nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố mang tính chủ quan của Người đứng đầu, cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước thì phải kiên quyết, tập trung khắc phục ngay.

Tiếp tục phân tích, đánh giá một cách nghiêm túc, thực chất, đúng mức về kết quả giải quyết thủ tục hành chính: mặc dù tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn cao nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng. Vấn đề người dân, doanh nghiệp quan tâm không chỉ là rút ngắn thời gian mà là chất lượng dịch vụ, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, tính công khai, minh bạch, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp, từ đó có giải pháp đúng đắn, phù hợp để cải thiện và nâng cao Chỉ số SIPAS.

Đặc biệt về nội dung thành phần “Cải cách tài chính công” thuộc Chỉ số PAR INDEX, ngoài việc xác định danh mục các dịch vụ công mà ngân sách nhà nước, các địa phương phải bảo đảm, khẩn trương tham mưu, đề xuất ban hành đầy đủ định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công làm cơ sở đổi mới cơ chế về tài chính, thay vì giao dự toán theo định mức biên chế chuyển sang giao nhiệm vụ và đặt hàng trên cơ sở đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ để tạo sự chủ động cho Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trong điều hành công việc.

Bên cạnh đó, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng cần căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao kết quả các chỉ số theo Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 05/7/2024 của UBND tỉnh và tình hình thực tiễn tại cơ quan, đơn vị mình đề ra những giải pháp khả thi, phù hợp; phân công trách nhiệm theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp và trước UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch nêu trên.

Theo kết quả xếp hạng các Chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính của tỉnh Bình Định năm 2023 có 03/04 chỉ số tăng vị trí xếp hạng so với năm 2022, 01/04 chỉ số tụt hạng so với năm 2022. Cụ thể:

- Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) xếp hạng 19/61 tỉnh, thành phố, tăng 19 bậc so với năm 2022;

- Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố, tăng 01 bậc so với năm 2022;

- Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh xếp hạng 31/63 tỉnh, thành phố, tăng 02 bậc so với năm 2022;

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng 25/63 tỉnh, thành phố, giảm 04 bậc so với năm 2022.

Mục tiêu cải thiện, nâng cao kết quả Chỉ số PAPI, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số PCI của tỉnh Bình Định đến năm 2025 là phấn đấu kết quả Chỉ số PAPI, Chỉ số SIPAS tiếp tục tăng điểm, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố trung bình cao trở lên, xếp vị trí 20 địa phương dẫn đầu cả nước và vị trí 05/14 tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Phấn đấu kết quả Chỉ số PAR INDEX tiếp tục tăng điểm, xếp vị trí 25 địa phương dẫn đầu cả nước và vị trí 05/14 tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Phấn đấu kết quả Chỉ số PCI tiếp tục tăng điểm, xếp vị trí 20 địa phương dẫn đầu cả nước.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.