Bình Định: Khai mạc Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2021 – 2026

Bình Định: Khai mạc Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2021 – 2026
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sáng ngày 5/12, tỉnh Bình Định đã Khai mạc kỳ họp thứ 14 ( kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Chủ trì kỳ họp gồm: Ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và hai Phó Chủ tịch HĐND ông Đoàn Văn Phi, bà Huỳnh Thị Thúy Vân. Kỳ họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024. Bên cạnh đó xem xét, giải quyết nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Quốc Dũng đánh giá, năm 2023, tỉnh Bình Định triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiều kết quả tốt, có 18/19 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đạt với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra. Nhiều công trình hạ tầng trọng điểm của tỉnh tiếp tục được đầu tư, xây dựng, đã đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được giữ vững; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của Nhân dân cơ bản ổn định, cải thiện

Ông Hồ Quốc Dũng , ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp

Ông Hồ Quốc Dũng , ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất nhiều ngành hàng, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp chưa đạt kế hoạch. Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư tuy có nhiều nỗ lực nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án còn chậm. Tình trạng lấn chiếm đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, ô nhiễm môi trường, phá rừng và tàu cá vi phạm lãnh hải nước ngoài vẫn còn xảy ra nhưng chậm được xử lý dứt điểm,... Các hoạt động văn hóa - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu; tình hình trật tự, an toàn xã hội còn nhiều bất cập

"Lãnh đạo UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm giải trình, trả lời rõ những vấn đề đại biểu quan tâm một cách cầu thị, không né tránh, thể hiện tinh thần “dám nhận trách nhiệm”, từ đó đưa ra các cam kết, giải pháp, thời gian cụ thể trong việc thực hiện, tạo chuyển biến mới trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo”, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.

Cạnh đó, Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh sẽ thông qua nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có 87 báo cáo, 45 hồ sơ dự thảo Nghị quyết, xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong năm 2023, trên cơ sở đó, quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về kế hoạch năm 2024, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2025. Xem xét, báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, TAND, Viện KSND, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; nghe thông báo tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và một số nội dung khác trình kỳ họp.

Xem xét và thông qua các dự thảo Nghị quyết về: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh đến năm 2025; Quy định đối tượng cho vay xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Tuấn Thanh phó chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 :Tất cả 18/19 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,61%, vượt so với kế hoạch HĐND tỉnh giao (7 – 7,5%) và xếp thứ 17/63 địa phương cả nước, thứ 06/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 1/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Quy mô kinh tế của tỉnh là 117.668,8 tỷ đồng; xếp thứ 24/63 địa phương trong cả nước, thứ 5/14 địa phương vùng phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 3/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 26,38%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30,39%, dịch vụ chiếm 38,9%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,33%.

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu :huy động tổng hợp các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) khoảng 7,5% - 8%. Trong đó, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi đối với các thành phần kinh tế. Tiếp tục thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; tập trung đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; chú trọng ứng dụng công nghệ số; phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm; quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các hoạt động văn hoá, thể thao và bảo vệ môi trường; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục đổi mới phong cách chỉ đạo, điều hành theo tinh thần “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá”; đoàn kết, thống nhất và quyết tâm, phấn đấu thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

HĐND tỉnh sẽ thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND tỉnh bầu theo Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội để đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, rèn luyện đạo đức, lối sống đối với người được lấy phiếu tín nhiệm theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với 3 mức đánh giá là: “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp”, đồng thời, thực hiện quy trình miễn nhiệm, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026, đối với các đồng chí đã được cấp cao hơn phân công nhiệm vụ mới, đồng thời HĐND tỉnh sẽ thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn đối với lãnh đạo UBND tỉnh và thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.