Biên phòng Kiên Giang tăng cường công tác bảo vệ an ninh, an toàn công trình khí dưới biển

Biên phòng Kiên Giang tăng cường công tác bảo vệ an ninh, an toàn công trình khí dưới biển
(PLVN) - Công tác bảo vệ an ninh, an toàn công trình khí và bảo vệ chủ quyền an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Ngày 22/08, Đại tá Hoàng Minh Dẫn - Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang báo cáo kết quả thực hiện phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn hoạt động dầu khí và bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển (gọi tắt là Quy chế phối hợp 3053)

Tại buổi làm việc, Đại tá Hoàng Minh Dẫn cho biết: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Công ty Khí Cà Mau đã chỉ đạo, quán triệt cụ thể đến các đơn vị và bộ phận chuyên môn, góp phần nâng cao ý thức chấp hành của chủ tàu và thuyền trưởng trong đảm bảo an ninh, an toàn công trình khí dưới biển và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn dầu khí.

Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện tổ chức triển khai đến các đồn, trạm Biên phòng tuyến biển, đảo; thường xuyên phổ biến, tuyên truyền các nội dung pháp luật về biên giới, chủ quyền vùng biển, đảo đến cán bộ, chiến sĩ gắn với bảo vệ an toàn công trình đường ống dẫn khí MP3 – Cà Mau trong tình hình mới.

Quang cảnh buổi làm việc

Quang cảnh buổi làm việc

Năm 2022 đến nay, Công ty khí Cà Mau đã thông tin cho BĐBP Kiên Giang 7 trường hợp tàu cá vi phạm an toàn đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau; 14 trường hợp tàu cá hoạt động gần đường ống dẫn khí PM3-CM; BĐBP Kiên Giang đã thông tin 12 lượt về tình hình tàu thuyền hoạt động, an ninh trật tự trên biển cho Công ty khí Cà Mau.

Công tác thông báo, trao đổi thông tin, tình hình đã đi vào nền nếp, kịp thời; công tác phổ biến, tuyên truyền cho Nhân dân được duy trì thường xuyên. Trong quá trình thực hiện, hai bên luôn tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh những thành tích đã làm được, công tác cũng còn tồn tại hạn chế, vướng mắc như: Một số thuyền trưởng các tàu cá còn chủ quan, chưa chấp hành tốt việc dán tờ rơi, lưu giữ tọa độ trên máy định vị trên tàu, việc neo đậu tàu trong hành lang đường ống dẫn khí còn xảy ra.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 có thời điểm bùng phát và diễn biến phức tạp nên công tác phối hợp tuyên truyền bảo vệ an ninh, an toàn công trình khí biển dưới biển cũng gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, hai bên đã linh hoạt chuyển từ hình thức tuyên truyền tập trung sang hình thức trực tiếp cho từng tàu; cán bộ Biên phòng sẽ tuyên truyền cho thuyền trưởng khi làm thủ tục ra vào, cấp phát sổ tay an ninh, an toàn cho bà con ngư dân.

Đại tá Hoàng Minh Dẫn cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ phối hợp thời gian tới, cụ thể như sau: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 3053 và Quy chế phối hợp số 02 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam, công ty khí Cà Mau với Bộ Tư lệnh BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn hoạt động dầu khí và bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.

Phối hợp chặt chẽ với Công ty Khí Cà Mau và các lực lượng có liên quan, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân tầm quan trọng của đường ống dẫn khí từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho bà con nhân dân. Thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật về biên giới, hải đảo, dầu khí.

Đại tá Hoàng Minh Dẫn - Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang đại diện nhận quà từ Công ty Khí Cà Mau

Đại tá Hoàng Minh Dẫn - Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang đại diện nhận quà từ Công ty Khí Cà Mau

Duy trì thường xuyên cấp phát tờ rơi, sổ tay tuyên truyền bằng những hình ảnh trực quan sinh động giúp bà con ngư dân được tiếp xúc thường xuyên các tọa độ công trình khí, quy định pháp luật liên quan, từ đó biết được vị trí các hệ thống đường ống dẫn khí cũng như mức độ rủi ro của việc vi phạm hành lang an toàn tuyến ống.

Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau với tổng chiều dài 325 km, đường kính 457 mm, vận chuyển khí tự nhiên trong điều kiện áp suất cao, rải dưới đáy biển dài 298 km, qua nhiều khu vực có mật độ phương tiện đánh bắt thủy sản cao, nguy cơ cháy nổ rất lớn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người, môi trường và tài sản. Đây còn là công trình quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực cho quốc gia nói chung và phát triển kinh tế tại địa phương nói riêng.

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Bước phát triển đột phá ở Nhà máy Z129

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm. (Ảnh trong bài: Văn Chiển)
(PLVN) -  Là nhà máy duy nhất tại Việt Nam sản xuất, sửa chữa các loại ngòi đạn để tổng lắp vũ khí, trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà máy Z129, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào thành tựu chung của ngành CNQP Việt Nam.

Hiệu quả trong đợt cao điểm phòng, chống khai thác IUU

BĐBP phối hợp kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào các cửa sông, cửa lạch.
(PLVN) - Thực hiện tốt đợt cao điểm đã khẳng định sự nỗ lực và đóng góp quan trọng của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cũng như các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các tỉnh.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực CNQP Việt Nam

Đông đảo người dân đến xem Triển lãm.
(PLVN) - Sau 5 ngày trưng bày, chiều qua (23/12), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024 đã thành công tốt đẹp. Triển lãm đã quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Qua triển lãm, người dân tham quan có thêm hiểu biết về nền CNQP quốc gia, đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Một buổi lên lớp của Đại úy Lò Văn Thoại. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ nạn và nạn tảo hôn, biết làm ăn để đời sống ngày một no ấm…