Biến dạng 'cậu nhỏ' vì tự bơm silicon tăng kích thước

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhâ. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhâ. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 mới phẫu thuật thành công, tạo hình lại dương vật do biến chứng của tiêm silicon lỏng cho người đàn ông ở Hà Nội.

Bệnh nhân là anh N.H.H (43 tuổi), đến khám tại khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108, do dương vật sưng nề, biến dạng, quy đầu có vòng thắt và khó khăn trong việc quan hệ tình dục. Hàng năm có 1-2 đợt viêm dương vật sau khi bệnh nhân tiêm silicon lỏng.

Bệnh nhân kể, 13 năm trước, khi đi làm bên Đài Loan (Trung Quốc), anh H. nghe bạn bè nói về tiêm silicon lỏng có thể cải thiện kích thước cậu nhỏ. Anh đã tự tiêm silicon lỏng vào dương vật của mình.

Sau 5 tháng có một khối cứng chạy xuống gốc dương vật, khiến hàng năm anh xuất hiện nhiều cơn đau dương vật từng đợt. Dương vật anh H bị biến dạng, sưng to, di động kém và có khối cứng ở bìu nằm giữa hai tinh hoàn.

Tại Bệnh viện TWQĐ 108, bệnh nhân được chỉ định mổ, rạch da vòng quanh dương vật lấy silicon và tổ chức viêm xung quanh dương vật, sau đó tạo hình lại dương vật.

Theo BSCK2 Nguyễn Văn Phúc, khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108, nhiều nam giới vì muốn làm to “cậu nhỏ” để tự tin trong chuyện chăn gối đã tự ý bơm silicon để làm tăng kích thước dương vật, tuy nhiên đa phần đều để lại những biến chứng đáng tiếc.

Bác sĩ khuyến cáo, không được tự ý tiêm silicon dạng lỏng vào cơ thể cũng như dương vật. Khi dương vật đã có biến chứng từ việc bơm silicon, nếu không phẫu thuật kịp thời silicon lỏng lâu ngày sẽ làm biến dạng dương vật, đau khi cương và khó khăn trong việc quan hệ tình dục dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương. Trong trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng, hoại tử dương vật, hoại tử tinh hoàn. Nếu silicon đi vào mạch máu có thể gây tắc mạch và thậm chí có thể tử vong.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.