Bí thư Hà Nội: Tăng cường kiểm tra việc lát đá vỉa hè

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra việc lát đá vỉa hè, cẩn trọng từ khâu chọn đá và phải làm đồng bộ.

Sáng 22/12, tại buổi làm việc của Thường trực Thành ủy với Sở Xây dựng Hà Nội, ông Huệ đánh giá thành phố ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, có đóng góp của Sở trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại liên quan đến hạ ngầm kết hợp chỉnh trang đồng bộ hạ tầng đô thị, lát đá vỉa hè...

Nêu thực tế đá vỉa hè vỡ sau thời gian ngắn sử dụng, ông Huệ đặt vấn đề vì sao cũng cùng làm đúng quy trình, thiết kế mẫu của Sở Xây dựng Hà Nội, nhưng có quận làm tốt, có quận chưa. Ví dụ dự án lát đá chỉnh trang Hồ Gươm, các dự án tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình làm rất tốt.

Trên đường Khuất Duy Tiến, nhiều vị trí đá bị vỡ nát. Ảnh: Tất Định.

Trên đường Khuất Duy Tiến, nhiều vị trí đá vỡ nát. Ảnh: Tất Định.

Từ thực tế trên, Bí thư Hà Nội yêu cầu cẩn trọng từ khâu chọn đá, thi công đồng bộ, không làm manh mún. Sở Xây dựng Hà Nội tăng cường hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, quy trình lát đá hè.

Chiều cùng ngày, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy định kỳ, trả lời câu hỏi liên quan đến dự án lát đá vỉa hè, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho rằng xác định chất lượng đá phải do cơ quan chuyên môn, nhưng việc để ôtô đi, đỗ lên hè "thì đá nào cũng vỡ".

"Vỉa hè là để phục vụ người đi bộ, cốt nền không được tốt như lòng đường, vì thế ôtô đi lại là không phù hợp. Tôi nghĩ chất lượng đá là vấn đề, nhưng câu chuyện cần bàn hơn là không thể để cho ôtô đi trên vỉa hè", ông Học nói, khẳng định việc cấp phép cho ôtô dừng, đỗ trên vỉa hè là không đúng và cần chấn chỉnh.

Phó Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thanh Học cho rằng việc phương tiện đi, đỗ trên vỉa hè là một trong những nguyên nhân gây hư hỏng đá. Ảnh: Võ Hải.

Phương tiện đi, đỗ trên vỉa hè. Ảnh: Võ Hải.

Từ cuối năm 2016, nhiều quận nội thành Hà Nội cải tạo vỉa hè bằng đá tự nhiên, được cho có thể sử dụng 50-70 năm. Tuyến phố đầu tiên là Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), rồi tới Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... Song mặt đá lát sau vài tháng đã bong tróc, gãy nát.

Lãnh đạo thành phố chỉ đạo dừng các dự án chuẩn bị đầu tư, cải tạo vỉa hè để rà soát; giao cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan. Kết luận thanh tra vào tháng 2/2018 nêu một số bất cập trong thiết kế mẫu, loại đá dùng trong bê tông lót nền hè không thống nhất dẫn đến các dự án sử dụng kích thước đá khác nhau, ảnh hưởng chất lượng; thiếu hướng dẫn chung về quy trình thi công; một số mẫu đá lát hè không đảm bảo theo thiết kế...

Đầu năm 2019, thành phố ban hành quyết định "thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn". Sau đó, 15 quận, huyện, thị xã đề xuất lát đá vỉa hè gần 300 tuyến đường. Nhưng cũng như đợt trước, một số tuyến phố sau khi đưa vào sử dụng có hiện tượng đá hư hại như Khuất Duy Tiến, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Văn Bô...

Diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội đạt 26,8 m2/người

Báo cáo tại buổi làm việc với Thường trực Thành ủy, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong thông tin, đến tháng 12, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,8 m2/người, vượt mục tiêu đến năm 2020 (26,3 m2/người).

Trong năm 2020, thành phố hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội với hơn 550.000 m2 sàn tương ứng với trên 5.300 căn hộ; 89 dự án nhà ở thương mại, tương ứng hơn 6,5 triệu m2 sàn, trên 53.000 căn hộ và 5 dự án nhà ở tái định cư.

Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết hiện nay có hơn 20.000 m2 tầng 1 thuộc 11 nhà tái định cư bỏ trống.

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.