Bị rắn cắn, bé trai 8 tuổi bị hoại tử bàn tay

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị thành công cho bệnh nhi X.B.C, 8 tuổi bị hoại tử phần mềm toàn bộ mu bàn tay và mặt cẳng tay trái nghi do bị rắn cắn.

Người nhà bệnh nhi kể lại, bé C thường theo ông bà lên rẫy, đi rừng và ngủ trưa tại lán dựng tạm. Trong lúc bé đang ngủ, ông bà nghe tiếng khóc lớn, chạy vào kiểm tra thấy trên tay bé xuất hiện 02 dấu răng cắn đang rỉ máu (nghi bị rắn cắn).

Ngay lập tức, bé được đưa vào bệnh viện tuyến huyện điều trị. Sau 5 ngày theo dõi tay bé xuất hiện thêm tình trạng sưng nề, tím tái tăng dần nên được chuyển tuyến xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để tiếp tục điều trị.

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng đã nhận định đây là trường hợp hoại tử mô mềm nghi do nọc độc của rắn. Quan sát thấy bệnh nhi tỉnh táo, không sốt tuy nhiên phần mềm vùng ngón thứ 2, mu bàn tay, các ngón tay còn lại và mặt sau cẳng tay trái bị sưng nề, hoại tử kèm viêm mủ, đau nhức nhiều và hạn chế vận động. Nhanh chóng, bệnh nhi được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và hội chẩn mổ cấp cứu ngay để xử trí tổn thương.

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhi vận động sau phẫu thuật.

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhi vận động sau phẫu thuật.

Trong quá trình mổ, các bác sĩ đã cắt lọc loại bỏ phần hoại tử vùng ngón tay và mu bàn tay, rạch rộng để dẫn lưu mủ vùng cẳng tay và để hở, thay băng hằng ngày.

2 tuần sau điều trị tích cực, vùng khuyết da mu bàn tay và ngón tay sau cắt lọc hoại tử đã mọc tổ chức hạt sạch. Bé tiếp tục được chỉ định phẫu thuật lần 2 để khâu kín da vùng cẳng tay vá da dày che phủ vùng mu bàn tay và ngón tay.

Sau 7 ngày của cuộc mổ lần 2, da ghép vùng mu bàn tay và ngón tay đã bám tốt, hồng, vết mổ khâu da vùng cẳng tay khô, liền mép. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi tiến triển tốt và được chỉ định xuất viện.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Đối với trẻ hoặc người lớn đều không nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ tại các lán trại tạm bợ, nơi rừng núi hoặc nơi hoang vắng có nhiều cây cối, bụi rậm vì rất có thể đó là môi trường của rắn, rết, hoặc côn trùng độc hại sinh sống. Ngoài ra, các trường hợp bị rắn cắn, côn trùng hoặc bất cứ con vật gì có độc,… cần được xử trí tại các tuyến y tế cơ sở chuyên sâu để giảm các nguy cơ tổn thương lan rộng, nặng nề hơn.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.